Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
TÓM TẮT HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ GIÁ SỮA
Ngày cập nhật 12/06/2014

Thực hiện ý chỉ đạo của UBND tỉnh TT Huế tại Công văn số 2844/UBND-TC ngày 29/5/2014, STC chủ trì phối hợp với Sở Công thương hướng dẫn thực hiện biện pháp bình ổn giá đối với các sp sữa trẻ em dưới 6 tuổi.  

Từ ngày 1/6/2014, Nhà nước đã thực hiện quản lý giá bán tối đa đối với mặt hàng dành cho trẻ dưới 6 tuổi.

Vừa qua Bộ Tài chính đã có Công văn 6544/BTC-QLG ngày 20/5/2014 hướng dẫn việc xác định giá bán tối đa và đăng ký giá của mặt hàng sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi.

PHẦN I

XÁC ĐỊNH GIÁ TỐI ĐA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SỮA DÀNH CHO TRẺ EM DƯỚI 06 TUỔI

I. Xác định giá bán buôn tối đa

Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm sữa;

Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1079/QĐ-BTC ngày 20/05/2014, quy định bảng giá bán buôn tối đa 25 mặt hàng sữadành cho trẻ em dướii 6 tuổi.

Tuy nhiên, Căn cứ khoản b Điều 3 Quyết định số 1079/QĐ-BTC ngày 20/05/2014, Địa phương hướng dẫn chi phí khác có liên quan trong phạm vi tối đa quy định giá tối đa trong khâu bán lẻ. Do vậy, STC chỉ  hướng dẫn pp xác định giá bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng và việc đăng ký giá sp sữa như thế nào.

II. Xác định giá bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng:

1. Đối tượng áp dụng:

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác định giá bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng, gồm:

 - Sản xuất/nhập khẩu sản phẩm sữa có hệ thống phân phối riêng và có chính sách bán lẻ;

- Kinh doanh sữa theo hình thức đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền;

- Có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá khác.

2. Nguyên tắc xác định:

a) Giá bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng được xác định bằng giá bán buôn tối đa của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu cộng (+) các chi phí hợp lý khác có liên quan nhưng tối đa không quá 15% của giá bán buôn tối đa của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu.

Trong đó, tỷ lệ 15% là tỷ lệ dành cho trường hợp lưu thông sản phẩm sữa tới địa điểm xa nhất, chi phí phát sinh cao nhất.

Các chi phí hợp lý khác có liên quan được xác định theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ Tài chính về phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ của Bộ Tài chính, cụ thể:

STT

Nội dung chi phí

Thành tiền

A

Số lượng bán (lon hoặc hộp)

 

B

Giá vốn

 

1

Giá mua vào

 

2

Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định: chi phí lưu thông, … (nếu có)

 

C

Chi phí chung

 

1

Chi phí tài chính: chi phí lãi vay (nếu có)

 

2

Chi phí bán hàng (nhân viên, chiết khấu, hoa hồng …)

 

3

Chi phí quản lý

 

D

Tổng chi phí

 

E

Giá thành toàn bộ 1 đơn vị sản phẩm (lon/hộp) E/A

 

F

Lợi nhuận (phân bổ cho 1 đơn vị sp)

 

G

Giá bán lẻ 1 đơn vị sản phẩm (lon/hộp) (E+F)/A

 

b) Trường hợp có nhiều khâu phân phối (các tổ chức cá nhân tự phân chia chi phí, lợi nhuận) giá bán lẻ tối đa cũng chỉ được xác định cao hơn không quá 15% so với giá bán buôn tối đa của nhà sản xuất, nhập khẩu (tương ứng giá bán lẻ tối đa nêu ở mục a) nhưng không được cao hơn giá bán lẻ đang bán trên thị trường (giá trước khi Nhà nước công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá).

Vì Có một số điểm đáng chú ý đó là một số sản phẩm sau khi áp giá trần, giá bán lẻ theo tính toán của doanh nghiệp trên cơ sở giá trần của BTC cộng 15% chi phí tối đa cho phép sẽ cao hơn mức giá bán lẻ hiện tại.

Ví dụ: Mặt hàng sữa Emfamil A+1 (hộp 400g)

* Tổ chức, cá nhân xác định giá bán lẻ thực tế:

          - Giá mua vào:                                   180.000 đồng /hộp

          - Giá thành toàn bộ (+LN) tối đa:         28.000 đồng/hộp                   (1)

          - Giá bán lẻ đến người tiêu dùng:       208.000 đồng/hộp

* Xác định giá bán lẻ tối đa của Nhà sản xuất, nhập khẩu Công bố:

          - Giá bán buôn tối đa của nhà sản xuất, nhập khẩu:        187.000 đồng/hộp

          (Giá bán buôn tối đa của nhà sản xuất, nhập khẩu phải nhỏ hơn hoặc bằng Giá tối đa bán buôn do NN quy định)

          - Các khoản chi phí hợp lý (+LN) tối đa:                  28.000 đồng/hộp  (2)

  (tối đa 15% so với giá bán buôn tối đa của nhà sản xuất, nhập khẩu thông báo)       

          - Giá bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng:                 215.000 đồng/hộp

Như vậy, Giá bán lẻ đến người tiêu dùng phải thấp hơn hoặc bằng giá bán lẻ tối đa. Tổ chức cá nhân phải nắm giá bán buôn tối đa của nhà sản xuất, nhập khẩu thông báo đối với mặt hàng sữa mà mình đang kinh doanh.

 3. Cách thức thực hiện:

a) Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm sữa có tổ chức hệ thống phân phối riêng và có chính sách bán lẻ khi xác định giá bán buôn tối đa thì đồng thời xác định giá bán lẻ tối đa đảm bảo cao hơn không quá 15% so với giá bán buôn tối đa; đồng thời xác định giá cho các khâu phân phối tiếp theo trong hệ thống phân phối theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo.

b) Đối với tổ chức, cá nhân là đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền, tổ chức, cá nhân có quyền quyết định giá khác thực hiện xác định giá bán lẻ tối đa theo nguyên tắc trên; đảm bảo cao hơn không quá 15% so với giá bán buôn tối đa của nhà sản xuất, nhập khẩu. Đồng thời, xác định giá cho các khâu phân phối tiếp theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Công văn 6544/BTC-QLG ngày 20/5/2014.

Giá bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng phải đảm bảo thấp hơn giá bán lẻ đang bán trên thị trường của sản phẩm đó (giá trước khi Nhà nước công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá).

c) Sau khi xác định giá bán lẻ tối đa theo nguyên tắc trên, tổ chức, cá nhân gửi bảng giá bán lẻ tối đa đến cơ quan có thẩm quyền quản lý giá tiếp nhận.

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quản lý giá tiếp nhận Biểu giá bán lẻ tối đa, nếu cơ quan có thẩm quyền quản lý giá không có ý kiến yêu cầu giải trình về nội dung của Biểu giá thì tổ chức, cá nhân căn cứ Biểu giá theo mẫu đã gửi, công bố và niêm yết công khai để áp dụng từ ngày 21/6/2014.

Trường hợp giá bán lẻ tối đa gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá cao hơn quy định (vượt quá 15% so với giá bán buôn của nhà sản xuất, nhập khẩu), cơ quan có thẩm quyền quản lý giá có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình và xác định lại giá bán lẻ tối đa.

Sau 03 (ba) lần giải trình nhưng tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng yêu cầu, hoặc không thực hiện giải trình trong vòng 05 ngày làm việc hoặc không thực hiện xác định giá bán buôn tối đa thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện mức giá bán lẻ tối đa do cơ quan có thẩm quyền quản lý giá xác định.

 

PHẦN II

ĐĂNG KÝ GIÁ SẢN PHẨM SỮA DÀNH CHO TRẺ EM DƯỚI 06 TUỔI

1. Đối tượng áp dụng:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm đăng ký giá, gồm:

- Chỉ thực hiện bán buôn thì đăng ký giá bán buôn;

- Vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì đăng ký cả giá bán buôn và giá bán lẻ;

- Là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì đăng ký giá bán buôn và giá bán lẻ dự kiến;

- Là nhà phân phối độc quyền thì đăng ký giá bán buôn, giá bán lẻ hoặc giá bán lẻ dự kiến; tổng đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì đăng ký giá bán buôn, giá bán lẻ hoặc giá bán lẻ dự kiến; đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì thực hiện đăng ký giá bán lẻ;

- Thực hiện bán buôn ở các khâu trung gian phải thực hiện đăng ký giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền quản lý giá;

Tổ chức, cá nhân là chi nhánh, đại lý (bao gồm cả cửa hàng bán lẻ) hưởng hoa hồng không có quyền quyết định giá không phải thực hiện đăng ký giá nhưng phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật về Giá và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Thực hiện đăng ký giá trong thời gian 6 tháng (thời gian NN thực hiện bình ổn giá đối với giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi), tính đến 1/12/2014, sau đó các đơn vị thực hiện kê khai giá như quy định trước đây

2. Cách thức thực hiện đăng ký giá

Trên cơ sở giá tối đa đã xác định tại Phần I nêu trên, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký giá bán bằng việc lập Biểu mẫu đăng ký giá và gửi cho Sở Tài chính theo một trong các hình thức sau:

 - Gửi trực tiếp hồ sơ tại  văn phòng Sở Tài chính;

          - Gửi hồ sơ qua đường công văn cho Sở Tài chính;

 - Gửi qua thư điện tử hoặc gửi qua fax và gọi điện thoại thông báo cho Sở Tài chính, đồng thời, gửi 02 bản qua đường công văn.

          Tổ chức, cá nhân đăng ký giá đảm bảo không cao hơn giá bán buôn tối đa, giá bán lẻ tối đa đã được xác định với cơ quan có thẩm quyền quản lý giá.

3. Quy trình tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá

Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 6544/BTC-QLG ngày 20/5/2014 của Bộ Tài chính.

4. Quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký giá, kê khai hàng hóa

Căn cứ Điều 11 Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; thì:

- Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đối với hành vi kê khai giá sai so với mẫu kê khai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đối với hành vi xây dựng mức giá sai so với hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Phạt tiền từ 20 triệu đến 25 triệu đối với hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

- Phạt tiền từ 25 triệu đến 30 triệu đối với hành vi không đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

          Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá: Chánh Thanh tra Sở Tài chính có thẩm quyền phạt tiền đến 50 triệu đồng.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.348.777
Truy câp hiện tại 834
Chung nhan Tin Nhiem Mang