Tình hình kinh tế trong nước có nhiều dấu hiệu phục hồi. Nguồn: internet
Tuy nhiên, thời gian tới, kinh tế Việt Nam vẫn chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi như:
- Xu thế cải thiện chậm trong tiêu dùng và đầu tư vẫn đang diễn ra khi thu nhập thực tế không cải thiện nhiều.
- Hoạt động xuất khẩu đối mặt với nhiều khó khăn khi đồng USD dự báo tiếp tục lên giá so với ngoại tệ mạnh khác, đồng thời, các sắc thuế đang giảm dần đối với mặt hàng xuất nhập khẩu theo lộ trình của các hiệp định thương mại sẽ tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam.
- Việc kiểm soát lạm phát còn nhiều thách thức khi giá dầu thế giới diễn biến phức tạp, việc tăng giá điện , giá xăng có thể sẽ là “cú sốc” làm tăng thêm khó khăn cho sản xuất của doanh nghiệp khi chi phí sản xuất đầu vào gia tăng, giảm tiêu dùng dân cư, qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng chung.
- Mặt bằng lãi suất cũng chịu áp lực lớn với khả năng khối lượng trái phiếu Chính phủ lớn được phát hành trong thời gian tới.
Trên cơ sở đó, dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như sau:
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam bước sang năm 2015 đã có những cải thiện nhưng sản xuất kinh doanh vẫn còn rất nhiều khó khăn. Để tiếp tục ổn định nền kinh tế vĩ mô, tiến tới phục hồi sản xuất kinh doanh, trong thời gian tới, cần phải giải quyết vấn ngay đề sau:
(1) Tiếp tục cải cách thể chế và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô để phát huy niềm tin của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và của người tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu và giảm nhập siêu;
(2) Thực hiện kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá cả thế giới biến động khó lường, cùng với với việc giá điện và giá xăng tăng sẽ ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá những tháng tiếp theo;
(3) Duy trì ổn định mặt bằng lãi suất thông qua việc điều hành chính sách tiền tệ ổn định và phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô;
(4) Thúc đẩy đầu tư phát triển, đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn đầu tư.
Theo ncseif.gov.vn