Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Gỡ nút thắt cổ chai về nhân lực CNTT
Ngày cập nhật 26/04/2011

Vấn đề đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT trong các doanh nghiệp cần được đặt ra một cách có hệ thống. 

Theo dự báo, đến năm 2020, thị trường CNTT-TT sẽ cần khoảng 600.000 nhân lực mới, trong khi hệ thống đào tạo chỉ có thể đáp ứng khoảng 400.000 người.  Trong số 400.000 sinh viên tốt nghiệp này, tỷ lệ người có thể vào làm việc ngay trong các doanh nghiệp, đáp ứng được những nhu cầu thực tiễn của hoạt động kinh doanh lại càng thấp hơn.

 

Phát biểu tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực CNTT” do IDG Việt Nam và CEO&CIO Club tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội, ông Lê Văn Lợi, Viện trưởng Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI) cho rằng, vấn đề đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT trong các doanh nghiệp cần được đặt ra một cách có hệ thống.  

Doanh nghiệp là đối tượng chính để thực hiện thành công Đề án Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT, thế nhưng việc ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn còn quá nhiều hạn chế. Theo khảo sát gần đây của VCCI, chỉ chưa đến 50% số DN được hỏi có sử dụng email; 1/3 có sử dụng phần mềm quản lý nhân sự, tiền lương; đối với phần mềm CRM và ERP, phần lớn DN không có nhu cầu. Rất ít DN sử dụng dịch vụ tư vấn CNTT (Chưa đến 15%) và chỉ có chưa đầy 20% có website riêng. Lý do chủ yếu được đưa ra là chưa có thói quen, đầu tư ban đầu nhiều…. 

Ông Lợi thẳng thắn chỉ ra rằng hạn chế lớn của DN vừa và nhỏ chính là nguồn lực yếu, cả về tài chính lẫn con người. Vì thế, khi mua sắm, đầu tư cho bất cứ loại tài sản nào, trong đó có tài sản CNTT (hệ thống hạ tầng hay đào tạo cho nhân lực CNTT), DN đều đắn đo, cân nhắc. Họ luôn đặt câu hỏi: Mua cái này thì đem lại lợi ích gì? Bao nhiêu lâu thì khấu hao? Vì thế, nhận thức của Lãnh đạo DN đối với CNTT chính là điểm mấu chốt. Nếu người đứng đầu DN hiểu được vai trò của CNTT đối với sự tồn vong của doanh nghiệp, chừng đó mới tháo gỡ được nút thắt này.  

Vậy giải pháp nào để cải thiện nguồn nhân lực CNTT tại các DN vừa và nhỏ?  

Theo ông Lợi, cần phải gắn kết việc đào tạo (Thương mại điện tử, hải quan điện tử, tiếp thị điện tử, kê khai thuế qua mạng….) với nghiệp vụ thực tế, để giải các bài toán thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên tại VN hiện nay, việc đào tạo cho DN thường không có giáo trình chuẩn mà bài giảng phần lớn do Giảng viên tự soạn.  

Ông Lợi đã đề xuất mô hình đào tạo CNTT cho DN vừa và nhỏ thong qua việc phân nhỏ đối tượng đào tạo rồi xây dựng các khoá học riêng, phù hợp với yêu cầu của từng loại đối tượng.

Cụ thể, lãnh đạo DN cần học CNTT dưới góc độ lãnh đạo - điều hành, gồm các nội dung như Kỹ năng lãnh đạo, Thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, Chiến lươợ và hoạch định, Quản lý đầu tư CNTT, An toàn thong tin.

Chuyên viên của DN cần học Tin học văn phòng và Tin học Doanh nghiệp chuyên sâu (kế toán, chữ ký số, hạ tầng khoá công khai, Thuế điện tử…. 

Về phương thức đào tạo, ông Lợi đề xuất việc đào tạo phổ cập rộng trên truyền hình: đây là hình thức áp dụng để đào tạo phổ cập cho rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp đối với các vấn đề đang “nóng” hiện nay như chữ ký số, thuế điện tử, hải quan điện tử, tiếp thị điện tử, mua bán hàng bằng ví điện tử hoặc thẻ ATM…  

Trong khi đó, ông Ngô Văn Toàn, phó TGĐ Global Cybersoft cho rằng việc đào tạo nhân lực CNTT cho Doanh nghiệp nên được tiến hành theo cơ chế đặt hàng, dựa trên sự hợp tác chặt chẽ ba bên giữa Doanh nghiệp – Nhà trường – Sinh viên. Trong đó, DN có kế hoạch cụ thể hợp tác với các trường đại học, mục tiêu, ngân sách và điều kiện hợp tác rõ rang. Có nhân sự riêng phụ trách chương trình hợp tác. Doanh nghiệp “đặt hang” nhà trường về các kiến thức, kỹ năng, năng lực mà người lao động cần có, từ đó Nhà trường xây dựng giáo án cho phù hợp, cập nhật, mang tính thực tế cao. Doanh nghiệp cũng nên hỗ trợ sinh viên thực tập tại công ty, định hướng nghề nghiệp hay hỗ trợ học bổng, đổi lại là cam kết ra trường sẽ về làm tại DN trong một thời hạn nhất định. Đây là mô hình “săn đầu người” quen thuộc của các công ty công nghệ trên thế giới như Google, Microsoft….  (theo efinance.vn)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.348.777
Truy câp hiện tại 778
Chung nhan Tin Nhiem Mang