Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Nhận diện cơ hội đầu tư kinh doanh năm 2016.
Ngày cập nhật 21/12/2015
(Taichinh) - Mặc dù còn không ít tồn tại yếu kém nhưng những kết quả mà kinh tế Việt Nam đạt được trong năm 2015 đang tạo tiền đề thuận lợi để tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và mở ra những cơ hội đầu tư kinh doanh mới cho các doanh nghiệp. Tại cuộc Tọa đàm với chủ đề “Làm ăn gì năm 2016” do tạp chí Bizlive thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài tổ chức sáng nay, nhiều chuyên gia đã chỉ ra những điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2015.

Theo các số liệu được thống kê, trong năm qua, GDP Việt Nam tăng trưởng trên 6,5%, cao nhất trong vòng 5 năm gần đây; lạm phát ở mức dưới 1%, thấp nhất trong 10 năm gần đây; kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 165 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top 30 các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới; thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cả về vốn đăng ký mới và vốn thực hiện, riêng vốn thực hiện ước đạt trên 14,5 tỷ USD, cao gần gấp đôi so với năm 2009.

Các chuyên gia cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và các chỉ số đẹp đạt được một phần quan trọng do sự phục hồi niềm tin kinh doanh và sự gia tăng tiêu dùng.

Ông Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo Fullbright cho rằng, mức thu nhập bình quân đầu người Việt Nam săp cán mốc 3000USD, đây thường được coi là mốc bùng nổ tiêu dùng. Ông Du cũng nhận định rằng đây chính là thời điểm thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh.

Tuy nhiên, trong bức tranh màu hồng, các chuyên gia kinh tế cũng đã chỉ ra nhiều mảng tối, những yếu tố bất cập của nền kinh tế việt nam năm 2015. Đó là tốc độ tăng trưởng GDP cao nhưng chưa bền vững, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp còn thấp. Đặc biệt là nợ công tăng nhanh.

Ông Huỳnh Thế Du thì cho rằng, vấn đề chính Việt Nam đang phải đối mặt chính là chi tiêu và phân bổ nguồn lực. Các thành phố lớn, đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ rất thấp, trong khi một số nơi lại quá cao. NhưTP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ chi tiêu/GDP chỉ khoảng 10%, trong khi ở một số tỉnh lên đến mấy trăm phần trăm dù thu ngân sách ở địa phương rất thấp.

Các chuyên gia cũng chỉ ra, mặc dù xuất khẩu tăng trưởng cao và đạt kim ngạch lớn, nhưng tỷ trọng của các doanh nghiệp trong nước tham gia vào xuất khẩu còn quá thấp, dưới 30%, trong khi hơn 70% kim ngạch xuất khẩu thuộc về khu vực FDI. Điều này cho thấy còn rất nhiều vấn đề cần phải làm đối với khối doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Theo Baodautu.vn

Theo Tapchitaichinh.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.348.777
Truy câp hiện tại 48
Chung nhan Tin Nhiem Mang