Chân trời rộng mở...
Trong năm 2015, hàng loạt hiệp định khác được ký kết và có hiệu lực, như: hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác (RCEP); FTA với Liên minh châu Âu; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); FTA Việt Nam – Hàn Quốc; tiếp tục cắt giảm thuế quan theo cam kết tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)…
Những hiệp định trên sẽ mở ra cho Việt Nam vận hội mới để hội nhập và phát triển, khi thị trường xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của nước ta được mở rộng, như: các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày…
Điển hình như khi tham gia AEC, theo đánh giá của Tổchức Lao động Quốc tế(ILO), kinh tếcủa Việt Nam sẽcó cơhội tăng trưởng thêm 14,5%, người tiêu dùng có cơhội được dùng các loại hàng hóa tốt hơn, rẻhơn, dòng vốn ngoại đầu tưvào Việt Nam hứa hẹn sẽnhiều hơn. Các doanh nghiệp ViệtNamsẽcó thịtrường tiêu thụsản phẩm rộng lớn hơn với quy mô hơn 600 triệu dân và GDP đạt mức 2,6 nghìn tỷUSD.
Bên cạnh đó, các thủtục xuất, nhập khẩu sẽbớt rườm rà hơn, đặc biệt là việc cho phép doanh nghiệp tựchứng nhận xuất xứhàng hóa sẽtạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hóa sang các thịtrường ASEAN.
Chính vì vậy, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN dựkiến sẽtiếp tục tăng trưởngổn định nhờđược hưởngưu đãi thuếquan 0% với tổng sốtrên 99% dòng thuếtheo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
AEC còn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thương mại nội khối với việc hình thành thị trường chung, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, và lao động có kỹ năng sẽ được dịch chuyển tự do hơn, giống như trong thị trường nội địa, đồng thời dòng vốn trong khu vực cũng được dịch chuyển tự do hơn.
Hay, với một thị trường rộng lớn mà TPP mở ra, thì trong điều kiện kinh tế thuận lợi, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷ USD vào năm 2025; xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD năm 2025. Trên phương diện này, Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất trong các nước tham gia TPP.
Cần có tâm thế chủ động để nắm bắt
Khi hội nhập, cơ hội cho kinh tế Việt Nam rất nhiều, song thách thức đặt ra thì vô cùng lớn.
Tại hội thảo "Tác động của hiệp định TPP đối với thu ngân sách" diễn ra ngày 22/06/2015, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội) bộc lộ lo ngại con đường phát triển của Việt Nam có thể bị chệch hướng và tụt hâu sâu hơn so với các nước khác. Lý do là Việt Nam chưa có sự chuẩn bị kỹ cho hội nhập.
Chuẩn bị kỹ ở đây là chuẩn bị một thị trường trong nước, một môi trường kinh doanh, một khu vực sản xuất và hệ thống doanh nghiệp tốt. Chúng ta cũng có thị trường nhưng thị trường đó hiện nay vẫn là của doanh nghiệp FDI, của doanh nghiệp nhà nước.
Tại không ít diễn đàn bàn về hội nhập, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, khi tham gia vào AEC và các FTA, Việt Nam cần định vị các cộng đồng, đối tác nằm ở đâu, quan hệ hội nhập như thế nào. Từ đó, chúng ta cần thiết kế một kế hoạch tổng thể hội nhập để cam kết, lộ trình làm sao cho hài hòa.
Trong khi đó, trao đổi với báo giới, chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh đưa ra cảnh báo, khi hội nhập Việt Nam phải cạnh tranh nhiều hơn, đặc biệt với hầu hết các nước trong ASEAN có kinh tế tương đồng Việt Nam. Điển hình như, với việc dịch chuyển tự do, nhất là lao động, thì Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được với lao động có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng tốt đến từ các nước khác trong khu vực.
Cho biết tại VBF cuối kỳ diễn ra ngày 01/12/2015, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhận định: "Xét trong bối cảnh hiện tại Việt Nam đã là thành viên của một loạt các Hiệp định thương mại quan trọng, đứng trước nhiều cơ hội và thách thứ, do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hoàn thiện cơ chế chính sách là rất quan trọng".
Rõ ràng là hội nhập xét cho cùng chính là cho doanh nghiệp và vì doanh nghiệp. Các nhà đàm phán Việt Nam không thể làm thay công việc của cộng đồng doanh nghiệp khi trên thửa ruộng hội nhập, họ chỉ là người vỡ hoang trong khi gieo cấy và có thu hoạch được mùa vụ bội thu lại là việc thuộc về các doanh nghiệp.
Ngay trong năm 2015 - năm doanh nghiệp Việt Nam, người ta vẫn ghi nhận sự mơ hồ cùng thái độ thờ ơ của không ít doanh nghiệp Việt. Kết quả một số khảo sát đầu năm 2015 đã củng cố thêm mối lo đó khi tỷ lệ doanh nghiệp Việt hiểu và sẵn sàng cho việc hội nhập các sân chơi như TPP, AEC chỉ khoảng 20% - 30%, đặc biệt là doanh nghiệp Việt hầu như “mù tịt” về lộ trình của Việt Nam trong AEC. Đã vậy có tới 60% - 70% doanh nghiệp được khảo sát đoan chắc rằng, các sân chơi trên không mấy ảnh hưởng đến sự nghiệp làm ăn của họ.
Sự thờ ơ của không ít doanh nghiệp Việt cũng được ghi nhận ngay trên sân nhà khi theo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, giữa một “rừng” giấy phép “con”, giấy phép “cháu” thì bản thân các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp hầu như không có phản ứng gì trước sự tồn tại của các giấy phép này mà thực chất là những cản ngại ngay từ sân nhà với lộ trình hội nhập của doanh nghiệp.
Nhiều chuyên gia cho rằng hội nhập sân chơi thương mại quốc tế đã và đang đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam những lộ trình rất cụ thể, những giải pháp rất căn cơ. Và điều quan trọng nhất là cần loại bỏ thái độ thờ ơ như đã diễn ra lâu nay.
Vì vậy, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, bên cạnh quyết tâm đàm phán để ký kết được các FTA, phải tuyên truyền để cơ quan nhà nước, DN, người dân biết; lên đối sách với từng cấp, từng ngành, thậm chí từng DN để ứng phó, tìm cơ hội đầu tư.
Theo kinhtevadubao.vn
Theo Tapchitaichinh.vn