Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Năm 2030: Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng lên 60 tỷ USD
Ngày cập nhật 09/02/2012

Hôm qua (2/2/2012), Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Theo đó, một số chỉ tiêu cụ thể đặt ra là cơ cấu ngành nông lâm thủy sản đến năm 2020, nông nghiệp chiếm 64,7%, lâm nghiệp 2%, thủy sản 33,3%.
 

Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản bình quân từ 3,5 - 4%/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 4,3 - 4,7%/năm. Độ che phủ của rừng đạt 44 - 45% vào năm 2020. 

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD, trong đó nông nghiệp 22 tỷ USD, lâm nghiệp 7 tỷ USD, thủy sản 11 tỷ USD. Giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp bình quân 70 triệu đồng.

Tầm nhìn năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng lên 60 tỷ USD, trong đó nông nghiệp 30 tỷ USD, lâm nghiệp 10 tỷ USD, thủy sản 20 tỷ USD. Giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 100 - 120 triệu đồng.

Để đạt các mục tiêu trên, Thủ tướng cũng định hướng sẽ khai hoang mở thêm đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản từ năm 2011 đến năm 2020 khoảng 1,1 triệu ha. Trong đó, cho trồng lúa 37.000 ha, cây hàng năm 60.000 ha, cây lâu năm 100.000 ha, trồng rừng 930.000 ha.

Bảo vệ quỹ đất lúa ổn định từ năm 2020 là 3,812 triệu ha. Áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến để đạt sản lượng 41 - 43 triệu tấn năm 2020 và 44 triệu tấn năm 2030, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. 

Đầu tư công suất chế biến lúa gạo công nghiệp đạt 25 triệu tấn/năm, đủ năng lực chế biến 60% tổng sản lượng thóc; giảm tổn thất sau thu hoạch lúa còn 5 - 6%; cải thiện chất lượng gạo xuất khẩu. Đến năm 2015, giá trị gia tăng của gạo xuất khẩu tăng 10 - 15% so với hiện nay do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đối với lâm nghiệp, bố trí diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 khoảng 16,2 - 16,5 triệu ha, tăng khoảng 879.000 ha so với năm 2010. Tổ chức lại ngành công nghiệp chế biến gỗ để cân đối giữa năng lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Khuyến khích xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ; đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo và bột giấy, giảm dần chế biến và xuất khẩu dăm giấy. 

Đến năm 2020, tổng công suất gỗ xẻ đạt 6 triệu m3 /năm, ván dăm 320.000 m3 sản phẩm/năm, ván MDF 220.000 m3 sản phẩm/năm. Giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu đạt 7 tỷ USD (3,5 triệu m3 sản phẩm), giá trị lâm sản ngoài gỗ khoảng 0,8 tỷ USD. 

Đối với thủy sản, diện tích đất bố trí nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 là 1,2 triệu ha. Định hướng xây dựng các vùng nuôi công nghiệp đối với các đối tượng nuôi chủ lực như: cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, cá biển, cá rô phi. 

Về chế biến thủy sản, lượng hàng hóa xuất khẩu đạt 1,55 triệu tấn vào năm 2015 và tăng lên 1,9 triệu tấn vào năm 2020, tăng công suất chế biến từ 6.500 tấn/ngày lên 10.000 tấn/ngày...
 
(KD) - Theo taichinhdientu.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.348.777
Truy câp hiện tại 702
Chung nhan Tin Nhiem Mang