Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Chưa tận dụng hết cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày cập nhật 19/04/2012

Trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều nước lại bắt đầu sử dụng rào cản kỹ thuật dưới các hình thức khác nhau, do đó cần có chiến lược, ứng xử phù hợp với tình hình mới để hội nhập kinh tế quốc tế.

Đó là một trong những nội dung được bàn luận tại buổi Họp Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế ngày 18/4, tại Hà Nội.

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại từng đánh giá về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Việc mở cửa khâu phân phối hàng hóa từ đầu năm 2009 đã làm nhiều người lo ngại các công ty nước ngoài với tiềm lực mạnh và có kinh nghiệm sẽ chiếm lĩnh khâu phân phối hàng hóa, hàng nước ngoài sẽ tràn ngập thị trường. Tuy nhiên, thực tế không hẳn vậy, tỷ trọng hàng may mặc, dày dép, đồ điện tử, vật liệu xây dựng... của Việt Nam đã gia tăng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước nhờ các doanh nghiệp cải tiến mẫu mã, chất lượng hàng hóa, giá cả cạnh tranh; người tiêu dùng được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của họ.

Thị trường bán lẻ nước ta tuy quy mô không lớn, năm 2008 khoảng 970 nghìn tỉ đồng, tương đương 55 tỉ USD, nhưng có tốc độ phát triển nhanh, nên Việt Nam liên tục được xếp thứ hạng cao về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ (GRDI).

Cũng đánh giá cao vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết: Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam đã bước sang giai đoạn mới sâu hơn về chất và rộng hơn về phạm vi. Sau khi gia nhập WTO, ta đã ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Chất lượng hội nhập sâu hơn, Việt Nam ngày càng nắm nhiều trọng trách hơn trên trường quốc tế, tuy nhiên cũng phải khẳng định, công tác hội nhập ngày càng đặt ra những yêu cầu phức tạp hơn so với trước đây.

Việt Nam đã tham gia những hoạt động kinh tế hết sức sôi động và đa dạng, trong tổ chức WTO, sau đàm phán gia nhập, mà chũng ta bắt đầu thực thi cam kết, thực hiện nghiêm túc các quy định WTO, tham gia vòng phán Doha, xây dựng các quy định mới...

Mặc dù vậy, nước ta chưa có nhiều thương hiệu đạt được trình độ quốc tế. Hiện mới chỉ có vài mặt hàng nông sản xuất khẩu có vị thế dẫn đầu thế giới là hồ tiêu (số 1), gạo và cà phê (số 2). Ngay như hàng may mặc có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với 13,5 tỷ USD năm 2011, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu song gia công vẫn là chủ yếu với giá trị nhập khẩu lên tới 8,5 tỷ USD nguyên, phụ liệu.

Nguyên nhân của thực trạng trên là tổng hợp những yếu tố như máy móc và nguyên vật liệu phần lớn phải nhập khẩu; chưa có thương hiệu, chưa sáng tạo được mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm nên phải gia công, lao động phổ thông, tiền lương thấp...kéo theo giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp và hàng xuất khẩu khá thấp.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện công tác hội nhập tính gắn kết giữa các ngành chưa được thực hiện tốt, còn lúng túng trong triển khai..đặc biệt ở các địa phương. Triển khai công tác hội nhập còn thụ động, trông chờ nhiều vào chỉ đạo cấp trên.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh khẳng định: Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có những khó khăn, biến động, công tác dự báo chưa thật sự đáp ứng yêu cầu. Thực tế vẫn còn hạn chế về nhận thức trong quá trình hội nhập, trong đó cấp độ nhận thức mỗi ngành mỗi cấp khác nhau... Theo đó, các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự chủ động trong hội nhập, mở cửa thị trường. Dù thời điểm thực hiện công khai cắt giảm thuế theo lộ trình hội nhập đang đến gần nhưng không ít doanh nghiệp dường như vẫn “bình chân như vại”, không chủ động nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Bên cạnh đó, thừa nhận bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp hơn thời gian trước, nhiều nước lại bắt đầu sử dụng rào cản kỹ thuật dưới các hình thức khác nhau...Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cũng cho rằng công tác hội nhập kinh tế quốc tế cần phải có những đánh giá tác động hiệu quả sâu sắc hơn từ đó, có chiến lược, bước đi, ứng xử phù hợp với tình hình mới.

Thực tế, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế không hề đơn giản, bao gồm mang lại tác động trái chiều, đi kèm với nhiều lợi ích đan xen, đa ngành đa mục tiêu, biến động về tình hình kinh tế tài chính trên thế giới còn khó lường, do đó các cấp đặc biệt là ở các địa phương phải nâng cao hơn nữa, sẵn sàng hội nhập.

Ngay bản thân quá trình hội có tính liên ngành, liên khu vực cao, nhưng quá trình phối hợp còn nhiều bất cập. Đặc biệt, cần coi hội nhập kinh tế quốc tế là lĩnh vực đi trước các lĩnh vực hội nhập khác, trọng tâm trong toàn bộ công tác hội nhập kinh tế quốc tế. - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh.

Theo www.taichinhdientu.vn

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.348.777
Truy câp hiện tại 681
Chung nhan Tin Nhiem Mang