Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Giá phải có tăng, có giảm
Ngày cập nhật 29/05/2012

Ngày 28/5, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội (QH) khóa XIII sang ngày làm việc thứ 7. Khi thảo luận dự thảo Luật Giá, nhiều đại biểu cho rằng giá cả cần tuân theo quy luật thị trường, có tăng thì phải có giảm, không thể có hiện tượng tăng giá rồi neo giá trong khi chi phí đầu vào đã hạ.

Câu chuyện quản lý giá theo cơ chế thị trường đã được nói tới từ lâu, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề bình ổn giá thị trường, danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá và danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, những hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá vẫn còn nhiều bất cập.

Trong phần danh mục hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bình ổn giá, sau khi tiếp thu ý kiến đại biểu từ kỳ họp trước, dự thảo luật lần này đã rút từ 15 mặt hàng xuống còn 10 mặt hàng. Tuy nhiên, nhiều đại biểu tiếp tục đề nghị bổ sung một số loại mặt hàng vào danh mục này, như: sách vở, thiết bị học tập; thuốc bảo vệ thực vật; thức ăn chăn nuôi, cà phê...

Thẳng thắn đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) nhận định, việc lập danh mục hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bình ổn giá là cần thiết, nhưng trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, dù có nỗ lực thế nào việc bình ổn cũng khó thực hiện được. Vì vậy, giá cả muốn ổn định cần phải có các biện pháp kinh tế vĩ mô đồng bộ và quản lý giá theo cơ chế thị trường.

Một vấn đề đã được nói rất nhiều chính là quy định "đăng ký giá" - một trong những biện pháp bình ổn giá. Trước khi doanh nghiệp định giá hoặc thay đổi giá bán phải gửi văn bản đăng ký giá cho cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, biện pháp "đăng ký giá" thể hiện sự can thiệp sâu của Nhà nước, ảnh hưởng quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực tế, quy định này được các nơi làm cho có chiếu lệ hoặc không đầy đủ. Ngay cả quy định cấm niêm yết giá bằng ngoại tệ, nhưng khi cơ quan chức năng vào cuộc nhiều doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh vẫn vi phạm. Trong khi đó nhiều đại biểu cũng kiến nghị, do yêu cầu hội nhập và cam kết WTO, nên thay vấn đề đăng ký giá bằng niêm yết giá.

Với các nhóm hàng thiết yếu cần quản lý giá, mặt hàng điện được coi là nóng nhất. Theo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật của Ủy ban Thường vụ QH, vấn đề giá điện dự kiến sẽ được quy định như Chính phủ đề nghị. Nhà nước sẽ chỉ định mức giá cụ thể đối với giá truyền tải, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, đây đang là những khâu đang thuộc độc quyền Nhà nước.

Do đó thời gian tới, Nhà nước vẫn quy định khung giá đối với giá phát điện, giá bán buôn điện, nhưng về lâu dài sẽ áp dụng cạnh tranh theo lộ trình. Riêng về giá bán lẻ điện, Nhà nước sẽ quy định khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để bảo đảm điều chỉnh linh hoạt theo cơ chế thị trường.

Như vậy, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) sẽ có quyền định giá cụ thể giá bán lẻ điện, Bộ Công thương kiểm soát trong khung giá của Chính phủ. Đồng thời giá điện trong dự thảo Luật Giá cần thống nhất với Luật Ðiện lực. Ngoài ra, nhiều ý kiến trong buổi họp cho rằng, việc lập Quỹ bình ổn giá điện cũng là một trong các biện pháp nhằm bình ổn giá và rất cần thiết.

Theo www.taichinhdientu.vn

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.348.777
Truy câp hiện tại 681
Chung nhan Tin Nhiem Mang