Để đạt được mục tiêu trên, có 6 nhiệm vụ trọng tâm cần phải làm.
Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Ưu tiên nguồn lực để triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2010 theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính Phủ. Tăng cường khả năng thông tin, dự báo và định hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam theo nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, tạo cơ chế đặc thù để tăng quyền tự chủ cho một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin đạt chất lượng cao, các chuyên gia tư vấn, phân tích thiết kế, xây dựng và quản lý hệ thống công nghệ thông tin. Tăng cường đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong xã hội, góp phần nâng cao dân trí. Khuyến khích việc giảng dạy bằng tiếng Anh đối với các sinh viên công nghệ thông tin trong các trường đại học. Mở rộng loại hình đào tạo trực tuyến trên cơ sở hạ tâng viễn thông băng rộng.
Thứ hai, phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
Ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình phát triển công nghệ phần mềm, nội dung số và phần cứng, điện tử theo các Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg, số 56/2007/QĐ-TTg, số 50/2009/QĐ-TTg và số 75/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chú trọng thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ trên nền công nghệ thông tin. Tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp công nghệ thông tin; ưu tiên bố trí kinh phí trong chương trình xúc tiến đầu tư hàng nam để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là các lĩnh vực công nghệ sản phẩm mới, các sản phẩm. dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Ưu tiên đầu tư hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp CNTT& truyền thông của Việt Nam, xây dựng thương hiệu Việt Nam về công nghệ thông tin, bố trí kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiêp quảng bá, xúc tiến thương mại… Nâng cao năng lực nghiên cứu sáng tạo, đào tạo nhân lực bậc cao. Xây dựng và triển khai các chương trình phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2011-2020, tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và các cơ chế chính sách mang tính đột phá cho phát triển công nghiệp CNTT.
Thứ ba, tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin
Trong đó hoàn thiện hạ tần viễn thông băng rộng, tiếp tục hoàn thiện mạng viễn thông dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển Chính phủ điện tử. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin số quốc gia.
Thứ tư, xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợp để phổ cập thông tin đến các hộ gia đình.
Thứ năm, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội.
Tiếp tục triển khai các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và trong doanh nghiệp theo các Quyết định số 43/2008/QĐ-TTG, số 48/2009/QĐ-TTg, số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 và số 191/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, đảm bảo việc chỉ đạo điều hành thông suốt từ Trung ương đến các quận, huyện, xã, phường trên toàn quốc. Triển khai các chương trình, đề án, dự án và các cơ chế chính sách đẩy mạnh đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Triển khai các đề án, dự án nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội, xây dựng mạng xã hội Việt Nam.
Thứ sáu, tăng cường năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, làm chủ và từng bước sáng tạo ra công nghệ cho chế tạo sản phẩm mới.
Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển CNTT của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và của các doanh nghiệp; xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm dùng chung trên cả nước về công nghệ chip, công nghệ cảm biến, phần mềm lõi, phần mềm nguồn mở, phần mềm nhúng, nội dung số, xử lý tiếng Việt, an toàn thông tin.
Nhà nước ưu tiên đầu tư nghiên cứu sáng tạo, mua hoặc chuyển giao công nghệ mới nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu cao. Có cơ chế hỗ trợ, đầu tư cho các doanh nghiệp lớn về CNTT và truyền thông của VN tham gia nghiên cứu và phát triển, thương mại hoá các kết quả nghiên cứu.
Để thưc hiện 6 nhiệm vụ trên cần có các giải pháp sau đây
Một là, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời cần nâng cao văn hoá khai thác và sử dụng CNTT từ gia đình tới nhà trwongf, xã hội nhằm hướng tới các ứng dụng lành mạnh, thiết thực, hiệu quả, góp phần hình thành xã hội văn minh, bảo đảm an toàn, an ninh cho mọi người sử dụng công nghệ thông tin.
Hai là, tích cực xã hội hoá đầu tư cho công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng, phát triển và khai thác hạ tầng viễn thông băng rộng, đa dạng hoá các dịch vụ CNTT & truyền thông. Tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông nhằm sử dụng chung một phần mạng lưới, công trình, thiết bị viễn thông, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả trong việc thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ CNTT và truyền thông.
Ba là, đầu tự đột phá có trọng tâm, trọng điểm.
Đẩy mạnh đầu tư Nhà nước đối với các chương trình, dự án ứng dụng và phát triển CNTT, trong đó chú trọng đến các dự án đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, xây dựng và mở rộng mạng băng rộng đến các xã, phường, thôn, bản trên cả nước để phát triển Internet băng rộng và hoàn thiện mạng viễn thông dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước đến cấp xã, phường để đảm bảo an toàn an ninh thông tin, phục vụ thúc đẩy ứng dụng CNTT. Khuyến khích đẩy mạnh các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghiệp CNTT trong doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp. Mở rộng thị trường quốc tế cùng với việc xây dựng một số tập đoàn mạnh và thương hiệu “Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam” thông qua các sản phẩm và dịch vụ CNTT với hàm lượng sáng tạo ngày càng cao.
Bốn là, xây dựng và hoàn thiện thể chế, như ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực CNTT và truyền thông. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý đầu tư phù hợp với đặc thù của lĩnh vực CNTT và truyền thông. Tạo môi trường thông thoáng và thuận lợi cho việc đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn, doanh nghiệp chủ đạo; ban hành các chính sách mở cửa thị trường dịch vụ CNTT phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế. Có chính sách đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của các sản phẩm CNTT; hỗ trợ, tiếp thị, sử dụng các sản phẩm của Việt Nam trong các dự án ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước.
Năm là, một số cơ chế đặc thù và chính sách đột phá như chính sách về đầu tư, về tài chính, về đất đai, địa điểm.
Về đầu tư: Tăng cường nguồn vốn đầu tư để phát triển công nghiệp CNTT, nghiên cứu, phát triển, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư…Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội, trong cơ quan nhà nước, cung cấp thông tin và dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp trên cơ sở hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Ban hành các chính sách ưu đãi cao nhất về đầu tư đối với các dự án phát triển hạ tần viễn thông băng rộng tới các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các sự án xây dựng các khu CNTT tập trung…
Về tài chính: Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực CNTT và truyền thông. Về nguồn vốn thì thực hiện đa dạng hoá các nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động CNTT và truyền thông bao gồm vốn ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp ưu tiên cho các dự án, các chương trình cụ thể. Huy động và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển CNTT và truyền thông phù hợp với quy định của pháp luật. ưu tiên sử dụng các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cho các dự án đầu tư phát triển hạ tâng, sản phẩm CNTT và truyền thông. Có cơ chế phù hợp để huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp và xã hội
Về đất đai, địa điểm: Thực hiện miễn, giảm tiền giao đất, tiền thuê sử dụng đất xây dựng hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin.
Sáu là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực CNTT và truyền thông, phối hợp trao đổi, đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực này. Tham gia các dự án trong khu vực, liên khu vực và quốc tế. Tạo điều kiện cho các nhà khoa học nước ngoài trong lĩnh vực CNTT và truyền thông làm việc cho Việt Nam. Huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước và phát triển hạ tầng viễn thông tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Tập trung mở rộng thị trường quốc tế, đa dạng hoá các dịch vụ CNTT và truyền thông để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp VN. Thúc đẩy việc sáp nhập hoặc mua các công ty công nghệ thông tin nước ngoài để tạo đột phá về thương hiệu./.
(Theo Mof.gov.vn)