Để đạt mục tiêu phát triển ngành thủy sản đến 2015 và 2020, một số vấn đề được đặt ra như: tăng trưởng của ngành phải đạt 8 đến 10%/năm, quy hoạch sản xuất nguyên liệu thủy sản trong nước 2,6 triệu tấn/năm.
Ngoài ra, khâu nhập khẩu gia công chế biến thức ăn phải đạt 650.000 tấn/năm, tăng được các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng, trong đó sản phẩm ăn liền phải đạt 40 - 50% giá trị xuất khẩu. Định hướng giá trị một số mặt hàng chủ lực cũng phải được cải thiện, giá cả phải được duy trì như giá cá tra phi lê xuất khẩu khoảng 4 USD/kg.
Mặt khác, việc tăng số lượng các loại thủy hải sản nuôi mới cũng cần được chú trọng hơn nữa (ví dụ các loại cá như chẽm, rô phi đơn tính, bốp, ghẹ...). Mục tiêu phấn đấu, 100% các trang trại nuôi thủy sản phải áp dụng áp dụng tiêu chuẩn Gap, Bap trước năm 2015.
Khi đó, hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu dễ dàng truy xuất được nguồn gốc, góp phần giữ vững thương hiệu tại các thị trường chủ lực, khó tính đang bị các nước láng giềng cạnh tranh gay gắt như EU, Nhật Bản và Mỹ.
(Theo taichinhdientu.vn)