Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Các báo viết về Tài chính ngày 28/9/2011
Ngày cập nhật 28/09/2011

 Dân làm giàu cho doanh nghiệp vàng?,**Để “không ai doạ được Nhà nước, **Sẽ giảm phụ cấp nghề với nhiều công chức, **Tôi cho rằng, xu hướng giá vàng sẽ tiếp tục tăng, **VNSteel sang Nhật tìm đối tác, **Giảm 50% giá vé tàu dịp tết chiều vắng khách...

 -“Sẽ giảm phụ cấp nghề với nhiều công chức”. Dự kiến sẽ giảm phụ cấp ưu đãi theo nghề từ 70% hiện nay xuống còn 30% và chỉ áp dụng với một số ít ngành đặc biệt.

Tiếp tục chính sách cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ dự kiến sẽ đổi mới và hoàn thiện các chế độ phụ cấp.

Công chức làm lãnh đạo sẽ được nâng nâng phụ cấp, nếu thực thi phương án xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Nếu cán bộ, công chức kiêm thêm công việc mà giảm được biên chế thì được hưởng thêm phụ cấp bằng 20% lương hiện hưởng.

Giảm phụ cấp ưu đãi theo nghề, trách nhiệm theo nghề cao nhất từ 70% hiện nay xuống 30%, chỉ cáp dụng với một số ít ngành có điều kiện làm việc cao hơn bình thường hoặc thật sự cần thiết có ưu đãi của Nhà nước.

Xem chi tiết:

http://www.vtc.vn/Se-giam-phu-cap-nghe-voi-nhieu-cong-chuc/7066264.epi

*Chùm tin tài chính, ngân hàng, chứng khoán, đầu tư:

-“Dân làm giàu cho doanh nghiệp vàng?”. Giá vàng thế giới leo thang, người dân đổ xô đi bán, doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc dìm giá và hạn chế mua vào. Ngược lại, khi giá vàng thế giới lao dốc, các doanh nghiệp hạn chế bán ra với mức giá chênh lệch tới 4 – 5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới. Sự biến động khôn lường của thị trường vàng suốt thời gian dài vừa qua khiến nhà đầu tư, người dân mua vàng mất nhiều hơn được...

Chiều 27/9, giá vàng trong nước bán ra vượt ngưỡng 45 triệu đồng/lượng, quy đổi giá vàng thế giới ở cùng thời điểm là 1.660 USD/ounce, theo tỷ giá ngân hàng 20.834 đồng/USD thì giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới 3,45 triệu đồng/lượng.

Xem chi tiết:

http://www.sgtt.vn/Dan-lam-giau-cho-doanh-nghiep-vang/7066343.epi

-“Để “không ai doạ được Nhà nước”. Vị tân bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cam kết sẽ công khai, minh bạch chuyện lỗ lãi của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, và “công bố các gian lận” nếu có, là câu chuyện thời sự trong tuần qua. Nhưng toàn cảnh thị trường rồi sẽ ra sao trước lời cảnh báo của đại diện bộ Công Thương mà ông Huệ và người dân tiếp nhận như lời đe doạ là cứ đà giảm mà không tăng giá này “hệ thống phân phối sẽ vỡ”?

Chưa bàn đến khả năng dám vỡ của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, bản thân việc đặt ra khả năng đó đã là một “vũ khí” trong cuộc mặc cả nhân danh mặt hàng chiến lược mà phía bên kia không chỉ có một mình bộ Tài chính. Cũng giống như tập đoàn Điện lực nhân danh an ninh năng lượng để đòi tăng giá hay hiệp hội, doanh nghiệp lúa gạo từng nhân danh an ninh lương thực để hạn chế xuất khẩu, kiềm giá bán của nông dân mà ẩn đằng sau là nhu cầu cắt lỗ cho những hợp đồng xuất khẩu đã lỡ ký với giá thấp trong khi chưa có hàng để giao. Thật tội nghiệp cho người dân, cứ phải bấm bụng mua mắc, bán rẻ nhân danh lợi ích của mình.

Thứ trưởng bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú nói đúng, “có đủ xăng dầu mới là lợi ích lớn nhất của người dân”, cũng như phải có đủ điện, nhưng chỉ bấy nhiêu đó thì không đủ, và không hết trách nhiệm của mình. Sao mục tiêu không là có đủ với giá rẻ nhất có thể (sau khi doanh nghiệp đã thu lợi nhuận hợp lý)? Muốn vậy, phải giải được bài toán lỗ lãi theo cách không chỉ đọc báo cáo của doanh nghiệp là đủ. Không bàn đến chuyện động cơ, với chức năng đảm bảo nguồn cung, lưu thông, phân phối, có thể hiểu thái độ bảo vệ doanh nghiệp – bảo vệ hệ thống phân phối của ông Tú. Nhưng với một thị trường còn độc quyền như xăng dầu (Petrolimex giữ vai trò thống lĩnh tới khoảng 60% thị phần), với cơ chế điều hành giá nửa thị trường, nửa theo sự chỉ đạo của Nhà nước như hiện nay thì trong lúc khó khăn, doanh nghiệp không có nhiều động cơ cải cách quản trị để giảm lỗ. Mục tiêu, lộ trình chung của nền kinh tế là thị trường hoá, thị trường xăng dầu cần cạnh tranh hơn nữa để giảm thiểu việc những doanh nghiệp như Petrolimex tối đa hoá lợi ích khi chuyển đổi từ độc quyền nhà nước sang độc quyền doanh nghiệp. Dỡ bỏ rào cản, tạo điều kiện cho sự gia nhập thị trường là việc trong tầm tay bộ Công thương với tư cách là cơ quan cấp phép và là giải pháp phòng thủ mang tính chủ động nếu quả nguy cơ vỡ hệ thống phân phối là thật.

Xem chi tiết:

http://www.sgtt.vn/De-khong-ai-doa-duoc-Nha-nuoc/7066426.epi

-“NHNN nên lập công ty trực thuộc để chủ động nhập vàng”. "Công ty này có nhiệm vụ nhập vàng về rồi bán lại cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàng".

Trả lời phóng viên chiều 27/9, PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia, cho rằng giá vàng trong nước hiện chênh lệch 3-4 triệu đồng so với giá vàng thế giới thể hiện việc điều hành thị trường có vấn đề.

Có cách gì giải quyết vấn đề giá vàng không liên thông này không, thưa ông?

PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Để giải quyết vấn đề này, theo tôi, NHNN nên quy việc nhập vàng về một đầu mối. Đầu mối đó có thể là một công ty con do NHNN lập ra. Công ty này có nhiệm vụ nhập vàng về rồi bán lại cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàng. Giá vàng trong nước hiện chênh lệch khá nhiều so với giá thế giới cho thấy việc nhập vàng không nên giao phó tất cả cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp họ còn kinh doanh để kiếm lợi nhuận.

Xem chi tiết:

http://www.ndhmoney.vn/NHNN-nen-lap-cong-ty-truc-thuoc-de-chu-dong-nhap-vang/7066098.epi

-“Cấp quota nhập vàng: Vẫn chưa phải biện pháp tối ưu”. Ngay trong chiều tối ngày biến loạn của giá vàng (26/9), NHNN đã phát đi thông điệp đang theo dõi sát diễn biến thị trường và cho phép NK vàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, dù diễn biến đồng pha với giá vàng quốc tế, song mức chênh lệch giữa hai thị trường dù được rút ngắn lại nhưng vẫn ở mức trên 3 triệu đồng/lượng. Nhiều người đã tỏ ra lo ngại về biện pháp cấp quota nhập khẩu sẽ không giải quyết được gốc rễ vấn đề.

Xem chi tiết:

http://www.laodong.vn/Cap-quota-nhap-vang-Van-chua-phai-bien-phap-toi-uu/126/7066610.epi

-“NHNN có nhiệm vụ giữ cho giá vàng trong nước và quốc tế cân bằng”. Đó là quan điểm của TS Lê Xuân Nghĩa - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - khi trả lời phỏng vấn của PV Lao Động chiều 27.9 về việc giá vàng trong nước đang “qua mặt” các cơ quan quản lý, cao hơn giá vàng thế giới đến hơn 4 triệu, thậm chí đến gần 5 triệu đồng/lượng.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, chỉ có NHNN mới có thể giữ cho giá vàng trong nước và giá vàng thế giới cân bằng, với các biện pháp như cấp phép NK; can thiệp bằng bán vàng dự trữ; hay tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát xử lý các DN kinh doanh vàng có dấu hiệu lũng đoạn, làm giá.

Tuy nhiên, theo TS Lê Xuân Nghĩa, nếu NHNN cứ chọn giải pháp chạy theo NK vàng để bình ổn thị trường thì về lâu dài không phải là giải pháp căn cơ, vì sẽ tốn nhiều ngoại tệ và cần phải có thời gian; trong khi giải pháp điều tiết bằng cách bán vàng dự trữ cũng rất khó khăn, vì lượng dự trữ loại hàng hóa đặc biệt này hiện rất mỏng, nếu không nói là gần như không có.

Xem chi tiết:

http://www.laodong.vn/NHNN-co-nhiem-vu-giu-cho-gia-vang-trong-nuoc-va-quoc-te-can-bang/126/7066611.epi

-“Doanh nghiệp “bức tử” môi trường”. Nhiều năm qua, Công ty cổ phần (CP) Quốc tế Hòa Bình chi nhánh tại xã Phú Kim, huyện Thạch Thất đã pha chế, sang chiết thuốc trừ sâu bằng phương pháp bán thủ công, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Người dân cũng như chính quyền địa phương đã nhiều lần yêu cầu đơn vị này có biện pháp xử lý thực trạng trên, nhưng sau mỗi đợt kiểm tra, nộp phạt, DN lại vô tư xả thải.

Xem chi tiết:

http://www.hanoimoi.com.vn/Doanh-nghiep-buc-tu-moi-truong/7066360.epi

-“Ứng phó với lạm phát”. Thêm một lần nữa, Việt Nam buộc phải thay đổi chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cụ thể là từ mức 17% như mục tiêu điều chỉnh lên việc cố gắng kìm giữ chỉ số này ở mức 18%.

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế - TS Võ Trí Thành thì con số 18% hay nhiều hơn nữa không phải là quá quan trọng - mà thay vào đó là sự ổn định của kinh tế vĩ mô.

TS Thành cho rằng, lo ngại nhất là sự nới lỏng tiền tệ hiện tại, trong khi chính sách tài khóa không được thắt chặt một cách đúng mức. Vì thế, đây cũng là lúc mà chính sách tài khóa chặt chẽ hơn, đầu tư công cắt giảm tốt hơn, chính sách tiền tệ có thể linh hoạt hơn nhưng tổng thể vẫn là chính sách chặt chẽ. Ở góc nhìn cụ thể, các chuyên gia cho rằng những dự án dạng như “410 tỉ xây tượng đài”, hàng chục dự án sân golf, các dự án không cấp bách nhưng vẫn đầu tư cần được kiên quyết xử lý ngay.

Tuy nhiên về lâu dài, việc tái cơ cấu để ngăn chặn sự dàn trải và thua lỗ của các DN đầu tư ngoài ngành, những chi phí hành chính lãng phí... thực sự là rất cần thiết. Vì vậy để vừa kiềm chế lạm phát, vừa ổn định vĩ mô thì không chỉ là sự quyết tâm, mà còn cả chính sách nghiêm khắc đối với sự lãng phí đầu tư công và kiểu làm ăn mạo hiểm gây thua lỗ của các DN.

Xem chi tiết:

http://www.laodong.vn/Ung-pho-voi-lam-phat/45/7066608.epi

-“Hết thời “ông giá”!”. Thật có ý nghĩa khi vụ tranh cãi về giá xăng dầu mới diễn ra ít ngày thì dự án Luật giá được đặt lên bàn làm việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cứ theo quan điểm, mục tiêu được trình bày bởi cơ quan soạn thảo luật (Bộ Tài chính) và cơ quan thẩm tra (Ủy ban Tài chính - ngân sách) thì chính sách giá cả sẽ chuẩn bị bước sang trang mới.

“Trả quyền cho doanh nghiệp định giá” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tuyên bố mặc dù ông khẳng định thời gian qua Nhà nước đã giảm mạnh quyền định giá trực tiếp, chỉ định giá, bù lỗ, bù giá, bao cấp qua giá... nhằm giảm thiểu sự méo mó của hệ thống giá trong nền kinh tế. Nói như vậy có nghĩa là “cơ chế giá hành chính áp đặt, Nhà nước quyết định giá hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ” tồn tại từ thời bao cấp, đến nay sau 25 năm đổi mới có cơ may được dẹp bỏ hoàn toàn. Giá cả trở về đúng bản chất của nó là do quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu hàng hóa quyết định chứ không phải từ mệnh lệnh hành chính của ông nọ, ông kia ngồi trên bàn giấy.

Bình luận với Tuổi Trẻ câu chuyện “tranh cãi” về cơ chế điều hành giá xăng dầu và lỗ lãi của doanh nghiệp vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển nói: “Hội thảo khoa học thì ý kiến khác nhau là bình thường, cần thiết. Nhưng tín hiệu mà Bộ Tài chính phát đi cho thấy họ đã bắt đầu quyết liệt”. Và, theo ông Hiển, tất cả những gì liên quan đến người dân đều cần sự minh bạch. Ví dụ giá thế nào là hợp lý, những chi phí nào được tính vào giá thành, cách tính ra sao..., tất cả cần luật hóa, có tiêu chí và công thức rõ ràng.

Xem chi tiết:

http://www.tuoitre.vn/Het-thoi-ong-gia/7066413.epi

-“Tôi cho rằng, xu hướng giá vàng sẽ tiếp tục tăng”. “Xu hướng là giá vàng sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên điều quan trọng là người dân đừng nghĩ rằng giá vàng tăng mà đổ xô mua vì rủi ro vẫn rất lớn”.

đồng/lượng cho thấy, nhiều khả năng sự biến động này đang có bàn tay của giới đầu cơ.

Quan điểm trên được TS. Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra khi trao đổi với NDHMoney về diễn biến của thị trường vàng trong thời gian qua.

TS. Cao Sỹ Kiêm cũng nhận định, xu hướng giá vàng sẽ tiếp tục tăng, nhưng ông cũng đưa ra khuyến nghị người dân cần hết sức thận trọng với quyết định đầu tư vàng.

Xem chi tiết:

http://www.ndhmoney.vn/Toi-cho-rang-xu-huong-gia-vang-se-tiep-tuc-tang/7065979.epi

-“Thịt nhập khẩu tháng 9 giảm 32% so tháng 8”. Giá thịt lợn trong nước giảm mạnh thời gian gần đây khiến doanh nghiệp nhập thịt trước đó không kịp giải phóng hàng, phải chấp nhận lỗ.

Theo Cơ quan Thú y vùng 6 thuộc Cục Thú y, lượng thịt nhập các loại trong tháng 9 chỉ còn 8.500 tấn, giảm 4.000 tấn so với tháng trước.

Trước đó, doanh nghiệp đã nhập 14.500 tấn thịt trong tháng 7 và 12.500 tấn trong tháng 8 do giá thịt lợn trong nước tăng cao, giá thịt lợn hơi lên trên 60.000 đồng/kg.

Việc giảm nhập khẩu thịt trong tháng 9 là do doanh nghiệp giảm lượng thịt lợn nhập khẩu thịt  khi giá thịt lợn giảm mạnh tại các tỉnh phía Nam, còn khoảng 50.000 đồng.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng 6 cho biết, giá thịt lợn giảm mạnh trong thời gian khá ngắn khiến nhiều doanh nghiệp mạnh tay nhập thịt trước đó không kịp giải phóng hàng phải chấp nhận bán lỗ.

Xem chi tiết:

http://www.gafin.vn/Thit-nhap-khau-thang-9-giam-32-so-thang-8/7066463.epi

*Chùm tin về hoạt động doanh nghiệp, giá cả thị trường:

-“VNSteel sang Nhật tìm đối tác”. dự án thép liên hợp tại Hà Tĩnh có quy mô tới 4-5 tỷ USD, dự kiến hợp tác cùng Tập đoàn Tata (Ấn Độ), tuy đã bắt đầu từ cách đây 4 năm, nhưng vẫn chưa nhận được giấy phép đầu tư.

Lãnh đạo Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) sẽ lên đường tới Nhật Bản trong tháng 10 để tìm kiếm các cổ đông chiến lược.

Xem chi tiết:

http://www.cafef.vn/VNSteel-sang-Nhat-tim-doi-tac/7066469.epi

-“VCF: Lợi nhuận 8 tháng đạt 140 tỷ đồng”. Theo CTCP Vinacafé Biên Hòa (VCF), ước tính 8 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 140 tỷ đồng, hoàn thành vượt mức so với kế hoạch 139 tỷ đồng. Nếu diễn biến thị trường cà phê thuận lợi, ước tính cả năm 2011, lợi nhuận sau thuế của VCF có thể đạt 200 tỷ đồng, vượt so với kế hoạch được ĐHCĐ giao khoảng 43%.

Một trong các lý do khiến VCF đạt kết quả kinh doanh khả quan là Công ty đã kịp thời thu mua và dự trữ nguyên liệu ở mức giá thấp. Sau cuộc gặp với đại diện Masan Consumer vào cuối tuần trước, HĐQT VCF vừa ra thông báo đồng ý với việc Masan Consumer chào mua công khai 50,11% cổ phần tại VCF. Trước đó, VCF đã xin gia hạn công bố ý kiến chính thức về đề nghị chào mua của Masan Comsumer để có thêm thời gian tìm hiểu mục tiêu của bên mua, tìm tiếng nói chung nhằm đảm bảo quyền lợi của các cổ đông và người lao động trong Công ty.

Xem chi tiết:

http://www.ĐTCK.vn/VCF-Loi-nhuan-8-thang-dat-140-ty-dong/127/7066542.epi

-“PVN muốn mua tài sản của ConocoPhillips”. Trước đó, ConocoPhillips đã tuyên bố cơ cấu lại hoạt động của mình thông qua việc bán bớt một số tài sản hiện có, trong đó có các tài sản ở Việt Nam.

Nguồn tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) xác nhận, PVN đang thảo luận với các ngân hàng trong nước để tìm kiếm nguồn vốn, phục vụ việc mua lại các tài sản của Công ty dầu khí ConocoPhilips (Hoa Kỳ) tại Việt Nam.

Trước đó, ConocoPhillips đã tuyên bố cơ cấu lại hoạt động của mình thông qua việc bán bớt một số tài sản hiện có, trong đó có các tài sản ở Việt Nam. ConocoPhillips hiện nắm giữ 23,3% cổ phần trong một cụm gồm 5 mỏ dầu thuộc Lô 15-1, nắm 36% cổ phần của mỏ Rạng Đông trong Lô 15-2 tại khu vực bể Cửu Long và nắm 16,3% cổ phần đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, với tổng tài sản trị giá khoảng 1,5 tỷ USD.

Xem chi tiết:

http://www.cafeF.vn/PVN-muon-mua-tai-san-cua-ConocoPhillips/45/7066578.epi

-“Giảm 50% giá vé tàu dịp tết chiều vắng khách”. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vừa ban hành giá vé tàu khách Thống Nhất tết Nhâm Thìn 2012, trong đó áp dụng chương trình giảm giá tới 50% đối với tàu Thống Nhất chiều vắng khách.

Mức giá mới được áp dụng trên các đoàn tàu khách Thống Nhất kể từ 0h ngày 8/1/2012 đến hết ngày 13/2/2012 (tức từ ngày 15 tháng Chạp đến hết ngày 22 tháng Giêng).

Theo đó, chiều vắng khách từ Hà Nội đi Sài Gòn trước Tết, hành khách mua vé đi tàu từ 0h ngày 8/1/2012 đến hết ngày 21/1/2012 (tức từ ngày 15 tháng Chạp đến hết ngày 28 tháng Chạp âm lịch) sẽ được hưởng các mức giảm như sau: đối với các tàu SE1, SE3, SE5, SE7, SE9, SE11, TN17 giảm 10% giá vé;

Đối với các tàu số lẻ còn lại, giá vé được áp dụng theo quy định, trong đó ga đi là tất cả các ga từ Hà Nội đến Tuy Hòa, ga đến là các ga từ Yên Trung đến Sài Gòn được áp dụng giá vé đồng loạt: 200.000 đồng/1 vé ngồi, 300.000 đồng/vé nằm (đã bao gồm phí bảo hiểm và VAT).

Xem chi tiết:

http://dantri.com.vn/c76/s76-522153/giam-gia-ve-tau-dip-tet-nguyen-dan.htm

(HTH - Tổng hợp)

theo taichinhdientu.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.348.777
Truy câp hiện tại 580
Chung nhan Tin Nhiem Mang