Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Thu mua toàn bộ lúa gạo tạm trữ cho nông dân: Vẫn phải kết nối qua thương lái
Ngày cập nhật 16/05/2013
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Chúng ta chưa làm được như Ấn Độ và Thái Lan, thu mua toàn bộ lúa gạo tạm trữ cho nông dân, mà chúng ta chỉ thu mua được một phần nhỏ, do tiềm lực kinh tế của ta có hạn – ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA nhận định.

Thưa ông, chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo thời gian qua đã bộc lộ khá nhiều bất cập, trong đó phải kể đến mục tiêu mang lại lợi nhuận 30% cho nông dân ở nhiều nơi là không đạt được. Điều này cũng có nghĩa, người nông dân chưa được hưởng lợi nhiều từ chính sách này?

Ông Trương Thanh Phong: Cần phải nói lại rằng, chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo là giải pháp mang tính chất kích cầu thị trường lúc cao điểm, và ở đây, người nông dân là đối tượng cũng được hỗ trợ nhưng chỉ ở mức độ gián tiếp. Mục tiêu của chính sách này là góp phần giữ giá lúa cao trong thời gian tạm trữ, và trên thực tế, thời gian qua, đã thực hiện được như vậy. Chính sách đã góp phần giúp cho người nông dân không bị lâm cảnh "được mùa rớt giá”. 

Nhìn lại những thời điểm chúng ta thực hiện thu mua tạm trữ lúa gạo, đều là những lúc cao điểm, tiêu thụ chậm, tồn kho cao, nếu không có chính sách này, giá lúa sẽ sụt giảm, và như vậy đối tượng thiệt thòi nhất chính là nông dân. Như vậy, không thể nói rằng, chính sách này không mang lại lợi ích gì cho nông dân, có chăng chỉ là sự tác động của nó chưa được như mong muốn.

Vậy thưa ông, lâu nay nhiều ý kiến vẫn cho rằng, người nông dân chịu thiệt thòi ngay cả khi xuất khẩu gạo tăng cao, lý do chính vẫn là bởi phụ thuộc quá nhiều vào khâu trung gian. Có cách nào để loại bớt khâu này?

Hiện chúng ta đang yếu cả về thế và lực nên Chính phủ không thể bỏ tiền ra để thu mua toàn bộ lúa gạo của nông dân khi giá lúa xuống thấp như cách làm ở Thái Lan và Ấn Độ. Trong khi đó, ở Thái Lan để thu mua được lúa gạo cũng có tới 90% là phải qua khâu trung gian (người ta hay gọi là hàng xáo). 

Tương tự, ở nước ta nếu không có hàng xáo (thương lái gạo)  thì không thể có cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp (DN) được. Người nông dân thu hoạch xong không thể vận chuyển lúa gạo đến tận tay DN và ngược lại, DN không thể đến từng hộ nông dân để thu mua. Trong khi đó, muốn tổ chức lại đội ngũ thương lái này, lại vướng phải những quy định về hóa đơn, chứng từ, tiền mặt… Bài toán liên kết giữa DN và nông dân mà không phải qua thương lái hiện vẫn đang là bài toán khó tìm ra lời giải.

Ý kiến của ông về đề xuất về việc giao việc tạm trữ lúa gạo về địa phương? Liệu sẽ cải thiện được những khó khăn mà chính sách thu mua lúa gạo hiện nay đang gặp phải?

Hiệp hội đồng ý với ý kiến này và cũng đã đề xuất lên Chính phủ việc xem xét để giao địa phương thực hiện thu mua tạm trữ thay vì DN như hiện nay. Quan điểm của chúng tôi là, nếu tỉnh thu mua và làm tốt chính sách này thì không có lý gì không để các tỉnh làm. Tuy nhiên, cũng cần có sự phối hợp với các bộ, ngành liên quan để thực hiện cho hiệu quả. 

Trân trọng cảm ơn ông!
 

Theo Đại đoàn kết

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.348.777
Truy câp hiện tại 698
Chung nhan Tin Nhiem Mang