Liên kết website
Chính phủ Bộ, cơ quan ngang bộ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, Ban, Ngành tỉnh TT Huế
|
Quản lý tài chính các doanh nghiệp Nhà nước: Nâng cao trách nhiệm của DN đối với việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản Ngày cập nhật 06/07/2011 Theo Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), trong quý III/2011, các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước; doanh nghiệp có vốn Nhà nước… sẽ được áp dụng quy chế giám sát tài chính. Quy chế này vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện sau khi đã tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của các bộ, ngành, doanh nghiệp (DN) với mục đích đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả hoạt động của DN, nâng cao trách nhiệm của DN đối với việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản… Vô cùng cấp thiết
Quy chế giám sát giám sát tài chính DN có vốn Nhà nước, được soạn thảo dưới góc độ nhìn nhận của nhiều chuyên gia tài chính là không thể thiếu, trong điều kiện rất nhiều DN hiện nay cần sự hỗ trợ vốn của NN để sản xuất, kinh doanh và đầu tư; cũng như cần giám sát chặt chẽ để bảo toàn vốn, vì vốn này dù ít hay nhiều cũng là tiền thuế của dân. Theo thống kê các DNNN hiện đang nắm giữ khối tài sản quốc gia rất lớn: 70% tổng tài sản cố định, 20% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư Nhà nước, 60% tín dụng ngân hàng và 70% nguồn vốn ODA…
Đại diện Cục Tài chính DN cho biết, trong bối cảnh chưa có hệ thống đầy đủ các tiêu chí giám sát đánh giá tài chính chung mang tính chất thống nhất, toàn diện về bức tranh hiệu quả hoạt động kinh tế của các DNNN hiện nay, thì yêu cầu về tăng cường quản lý và giám sát tài chính đối với khu vực DN có vốn Nhà nước là vô cùng cấp thiết. Như vậy, quy chế giám sát sẽ áp dụng vào các đối tượng là tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước; công ty TNHH một thành viên thuộc các Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước; doanh nghiệp có vốn Nhà nước… Những DN do nhà nước là chủ sở hữu và DNNN có vốn góp chi phối sẽ thực hiện giám sát việc quản lý, sử dụng vốn tài sản nhà nước tại DN. Nội dung giám sát là danh mục các dự án đầu tư, nguồn vốn huy động để đầu tư, hiệu quả đầu tư vốn ra ngoài DN; tình hình quản lý công nợ và khả năng thanh toán nợ của DN; tình hình bảo toàn và phát triển vốn của DN; kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn NN… Đối với DNNN có vốn góp không chi phối, thực hiện nội dung giám sát tình hình tăng giảm vốn điều lệ, đầu tư dự án, nhượng bán tài sản có giá trị lớn… Đối với DN hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… giám sát ở kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản; chất lượng hoạt động của DN…
Sẽ có chế độ giám sát tài chính đặc biệt
Cũng theo Cục Tài chính DN, hoạt động giám sát DN được thực hiện thường xuyên theo các phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp do DN, chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý NN thực hiện. Qua đó quy định cụ thể, DN chịu trách nhiệm thực hiện hình thức giám sát từ bên trong DN để phát hiện kịp thời những tồn tại, vướng mắc, ngăn chặn, khắc phục những vi phạm, rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Giám sát nội bộ DN, được thực hiện theo các quy định trong Luật DN, Quy chế quản lý tài chính DN… Chủ sở hữu và cơ quan quản lý NN về tài chính, thực hiện giám sát từ bên ngoài DN nhằm đánh giá thuận lợi, khó khăn, tồn tại của DN và kiến nghị giải pháp khắc phục kịp thời. Định kỳ (6 tháng và năm) DN, cũng như người đại diện phần vốn tại DN phải lập báo cáo để giám sát tài chính theo biểu mẫu do Bộ Tài chính hướng dẫn.
Đặc biệt, đối với trường hợp DN có dấu hiệu mất an toàn tài chính, chủ sở hữu phải thực hiện chế độ giám sát tài chính đặc biệt. Đây là DN tại thời điểm lập báo cáo tài chính có tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc một trong các trường hợp: kinh doanh thua lỗ, có hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ vượt quá 3 lần; có số lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên; có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5%. Đồng thời, DN vi phạm không trích lập dự phòng hoặc phân bổ sai chi phí làm sai lệch lớn đến kết quả kinh doanh (từ lãi thành lỗ hoặc từ lỗ thành lãi); báo cáo sai sự thật tình hình tài chính của DN cũng lọt vào danh sách giám sát tài chính đặc biệt. Qua đó, đối với loại DN này, định kỳ hàng quý, DN phải báo cáo giám sát. Trên cơ sở đó, chủ sở hữu sẽ phân tích, đánh giá đưa ra khuyến nghị đối với DN. Thậm chí, trong trường hợp cần thiết, có thể trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý. Tuy nhiên, nếu DN trong danh sách giám sát đặc biệt mà 2 năm liên tục không còn lỗ, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo giám sát sẽ được đưa ra khỏi danh sách giám sát đặc biệt.
22 tập đoàn, tổng công ty nằm trong danh sách thực hiện quy chế giám sát tài chính gồm:
Các tập đoàn: Điện lực VN, Dầu khí VN, Công nghiệp Than- Khoáng sản VN, Bưu chính viễn thông VN, Công nghiệp tàu thủy VN, Dệt- May VN, Bưu chính Quân đội (Viettel), Sông Đà, Kinh doanh phát triển nhà và đô thị, Công nghiệp hóa chất VN, Công nghiệp cao su VN.
Các Tổng công ty: Hàng hải, Hàng không, Đường sắt, Xi măng, Thép, Lương thực miền Bắc, Lương thực miền Nam, Cà phê VN, Giấy VN, Thuốc lá VN, Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước.
|
H.Trang - Theo www.mof.gov.vn
Các tin khác
|
Thống kê truy cập Truy câp tổng 3.348.777 Truy câp hiện tại 919
|