Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Sẽ sớm ban hành Quy chế giám sát tài chính doanh nghiệp
Ngày cập nhật 28/11/2012
Ảnh minh hoạ: HMT

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh vừa giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan khẩn trương trình Chính phủ Nghị định ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, Bộ Tài chính phải trình Chính phủ dự thảo nghị định này trong tháng 12/2012.

 

 

Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Tài chính và cơ quan liên quan phải căn cứ Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Quy chế làm việc của Chính phủ (ban hành kèm theo Nghị định số 8/2012/NĐ-CP ngày 16/2/2012) và pháp luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện Nghị định trên.

 

 

Quy chế giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước sẽ đảm bảo được yêu cầu quan trọng là qua kết quả giám sát sẽ đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến rủi ro tài chính, từ đó đưa ra được những cảnh báo từ phía cơ quan quản lý nhà nước, giúp chủ sở hữu nhà nước và bản thân doanh nghiệp có những hành động, giải pháp ngăn ngừa để đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, hạn chế sự đổ vỡ.

 

 

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị  định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

 

 

Nghị định 99/2012/NĐ-CP đã quy định rất rõ quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành là thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc tập đoàn chấp hành pháp luật, quản lý sử dụng bảo toàn và phát triển vốn..., đồng thời đáp ứng được yêu cầu của thực tế, cũng như yêu cầu quản lý giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đi liền với đó, là không làm giảm quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Để phát huy vai trò khu vực DNNN, trọng tâm là các TĐ, TCT Nhà nước làm nòng cốt của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế, Chính phủ chỉ đạo cần phải đồng bộ về giải pháp, về cơ chế, chặt chẽ trong công tác quản lý, giám sát nhưng cũng cần tạo điều kiện cho các DNNN được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

Thời gian qua, hàng loạt các cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý tạo điều kiện cho DNNN thực hiện tái cơ cấu được ban hành như: Nghị định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn Nhà nước; Nghị định về đầu tư vốn Nhà nước vào DN và quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu; Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn Nhà nước. Chính phủ hiện đang chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu, rà soát, tổng hợp những bất cập, tồn tại trong công tác cổ phần hóa DNNN theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần để sửa đổi cho phù hợp…

 

 

Những giải pháp đồng bộ trên đây sẽ góp phần vào nâng cao năng lực quản lý, giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

 

 

H.L - theo mof.gov.vn


Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.348.777
Truy câp hiện tại 201
Chung nhan Tin Nhiem Mang