Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Quy chế giám sát tài chính DNNN: Đánh giá đúng thực trạng, kịp thời phát hiện yếu kém
Ngày cập nhật 28/06/2013

 Ngày 25-6-2013, Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước chính thức được.

 

 

Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet

Nhiều mục đích giám sát

Đối tượng áp dụng Quy chế này là các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước; các tổ chức, cá nhân được Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ủy quyền, phân cấp hoặc giao thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu về vốn Nhà nước, người đại diện theo quyền đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước; cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính có chức năng, nhiệm vụ giám sát tài chính doanh nghiệp.

Về mục đích, Quy chế nêu rõ, việc giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính nhằm mục đích đánh giá  đúng thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước.

Đồng thời, việc giám sát tài chính và hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính cũng giúp Nhà nước, chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để có cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời; thực hiện việc công khai minh bạch hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

Với vai trò là cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ sở hữu thực hiện giám sát tài chính đối với công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành thành lập hoặc được giao quản lý; tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính của các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tirnhh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; tổng hợp, báo cáo Chính phủ về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao, về tình hình tài chính của các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu theo định kỳ hàng năm.

Sở Tài chính các tỉnh, thành phố là  đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

4 trường hợp bị giám sát đặc biệt và 5 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả

Quy chế này đưa ra 5 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp gồm: doanh thu và thu nhập khác; lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu; nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn; chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, về tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, bảo vệ môi trường, về lao động, tiền lương, an sinh xã hội, về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính; tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.

Các chỉ tiêu nêu trên được xác định và tính toán từ số liệu trong các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định hiện hành.

Kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được phân làm 3 loại: Doanh nghiệp xếp loại A, doanh nghiệp xếp loại B và doanh nghiệp xếp loại C. Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các chỉ tiêu đánh giá và xếp loại doanh nghiệp theo quy định này.

Một trong những nội dung đáng lưu ý trong quy chế này là các trường hợp giám sát tài chính đặc biệt. Theo đó, doanh nghiệp được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt nếu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm hoặc qua công tác giám sát tài chính, kiểm toán phát hiện có tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc một trong 4 trường hợp: kinh doanh thua lỗ, có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn theo quy định; có số lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu; có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5; báo cáo không đúng thực tế về tài chính, làm sai lệch lớn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc cả các doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt phải lập phương án cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính để trình chủ sở hữu trong thời gian 20 ngày kể từ khi có Quyết định giám sát đặc biệt.

Định kỳ hàng tháng, quý, năm, doanh nghiệp phải báo cáo chủ sở hữu, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp các chỉ tiêu: sản lượng, giá trị sản lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ chủ yếu sản xuất, tiêu thụ, tồn kho trong kỳ; doanh thu hoạt động kinh doanh, thu nhập khác; chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí tiền lương, khấu hao tài sản cố định, chi phí trả lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp; tình hình thu hồi nợ, huy động vốn và trả nợ; lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu...

Sau 2 năm liên tục (kể từ thời điểm có Quyết định giám sát đặc biệt), doanh nghiệp không còn có các chỉ tiêu thuộc diện giám sát đặc biệt (4 trường hợp nêu trên) và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo giám sát thì được đưa ra khỏi danh sách giám sát đặc biệt.

Nếu doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt 2 năm liên tục vẫn thua lỗ thì phải thực hiện chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể, phá sản theo quy định.

Theo mof.gov.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.348.777
Truy câp hiện tại 48
Chung nhan Tin Nhiem Mang