|
Tại cuộc họp Ban Chỉ huy phòng PCLB&TKCN tỉnh |
Báo cáo của Bộ Chỉ hủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, ngay sau khi có chỉ đạo kêu gọi tàu thuyền, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tổ chức bắn pháo hiệu, phối hợp với các địa phương ven biển sử dụng phương tiện thông tin tìm kiếm cứu nạn liên lạc, đài trực canh kêu gọi tàu thuyền hoạt động trên biển về nơi trú ẩn. Tổ chức sắp xếp neu đậu an toàn, kiên quyết ngăn chăn không cho tàu ra khơi hoạt động khi có bão. Đến 13 giờ ngày 26/10, tỉnh Thừa Thiên Huế đã kêu gọi 239 phương tiện với 1.409 lao động neu đậu an toàn (trong đó có 9 phương tiện ngoại tỉnh), hiện tại không còn phương tiện nào đánh bắt cá trên biển.
Theo Kế hoạch di dời đối phó với bão, tỉnh Thừa Thiên Huế có 11.501 hộ với 40.9594 khẩu vùng biển, ven đầm phá sẽ di dời. Hiện tại các địa phương đã chuẩn bị các phương án di dời, tùy vào tình hình sẽ di dời những nơi có nguy cơ cao tại các khu vực đang sạt lở ven biển như Hải Dương, Phú Hải, Phú Thuận… và sẽ hoàn thành trước 14 giờ ngày 27/10.
Tình hình hồ chứa nước, hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh ổn định, vận hành theo phương án phòng chống lụt bão đã phê duyệt. Theo đồng chí Trần Kim Thành, Phó trưởng ban Chỉ huy phòng PCLB&TKCN tỉnh nếu với tổng lượng mưa 300mm, mức nước tại hai đồ thủy điện lớn của tỉnh là Bình Điền và Hương Điền mới chỉ đạt đat cao trình nước dâng bình thường nên yên tâm sẽ không có lũ lớn ở vùng hạ du trong cơn bão này. Tuy nhiên, ông Thành cũng nhấn mạnh cần đảm bảo các yếu tốt vận hành liên hồ và an toàn hệ thống hồ đập, nhất là các hồ thủy lợi mới thi công xong và hồ đang thi công như Tả Trạch.
Về công tác dự trữ hàng hóa, Sở Công thương đã dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mì ăn liền để điều động khi cần thiết; các huyện, thị xã, thành phố Huế cũng đã dự trữ hàng hóa thiết yếu. Tại các vùng sau, vùng xa, các địa phương hướng dẫn hàng hóa, nhu yấu phẩm… tối thiểu 7 ngày cho gia đình mình, không để thiếu đói khi lụt bão xảy ra.
|
Đã kêu gọi 239 tàu thuyền vào neu đậu an toàn
|
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương chủ động, sẵn sàng triển khai các phương án đối phó, phòng, chống cơn bão số 8; theo dõi sát diễn biến của cơn bão; tập trung sẳn sàng lực lượng, phương tiện chủ động đối phó và khắc phục hậu quả; tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi, tổ chức neo đậu tránh, trú bão an toàn cho tàu thuyền; chuẩn bị phương án bảo vệ người và tài sản của Nhà nước và nhân dân; chú ý cảnh báo, di dời dân ở những nơi có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất vùng núi, vùng sạt lở ven biển, các khu tái định cư, các khu du lịch ven biển và đầm phá, các khu vực nuôi trồng thuỷ sản trên đầm phá, vùng cửa sông, vùng thấp trũng ven sông suối, một số vùng thấp trũng cục bộ khu vực thị trấn và đô thị thành phố; chỉ đạo các xã, thôn, bản cử người trực 24/24 ở các ngầm, tràn, các đoạn đường ngập lụt, các bến đò ngang để bảo vệ dân; nghiêm cấm các chủ đò, phương tiện vận tải không đảm bảo an toàn hoạt động trong khi mưa bão.
Kiểm tra các hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện; Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư để xử lý kịp thời; Tổ chức vận hành hồ chứa theo quy trình đã được phê duyệt. Chủ đầu tư các công trình thuỷ lợi, giao thông, xây dựng dân dụng ..v.v đang thi công dỡ dang, chỉ đạo các nhà thầu thi công có phương án đảm bảo an toàn về người và phương tiện, thiết bị vật tư thi công.
Tổ chức kiểm tra kho tàng, nhà xưởng, công sở, di tích văn hoá, Trung tâm thương mại, dịch vụ; giằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây; đảm bảo an toàn giao thông, bảo đảm an toàn lưới điện, giữ vững thông tin liên lạc; tổ chức dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống, mì ăn liền và các nhu yếu phẩm khác để phòng bão lụt kéo dài.
Lực lượng thường trực tìm kiếm cứu nạn Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và các ngành, các địa phương chuẩn bị lực lượng, phương tiện trực tìm kiếm cứu nạn theo kế hoạch đã phân công, sẵn sàng tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp.
|