Theo Tổng cục Thống kê, một số ngành sản phẩm công nghiệp chủ yếu có chỉ số sản xuất 8 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Sản xuất đồ gốm, sứ không chịu lửa (trừ gốm sứ dùng trong xây dựng) tăng 60,9%; sản xuất đường tăng 43,3%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 22,8%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 16,9%; sản xuất trang phục (trừ quần áo da lông thú) tăng 16,3%; sản xuất bia tăng 14,9%; sản xuất đồ uống không cồn tăng 14,9%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 14,6%; sản xuất sợi và dệt vải tăng 14,3%; sản xuất giấy nhăn và bao bì tăng 13,8%; sản xuất giày dép tăng 13,7%; sản xuất sản phẩm bơ, sữa tăng 11,8%; sản xuất xi măng tăng 10,6%; sản xuất, tập trung và phân phối điện tăng 10,1%; sản xuất thức ăn gia súc tăng 9,2%.
Bên cạnh đó, vẫn có một số ngành sản phẩm có chỉ số sản xuất tăng thấp hoặc thậm chí là giảm. Cụ thể, sản xuất thuốc lá tăng 6,6%; sản xuất khai thác, lọc và phân phối nước 6,0%; sản xuất các thực phẩm khác chưa được phân vào đâu tăng 4,7%; khai thác dầu thô và khí tự nhiên giảm 2,3%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 2,9%; sản xuất xe có động cơ giảm 4,2%; sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện giảm 21,8%; đóng và sửa chữa tàu giảm 25,7%.
Cũng theo Tổng Cục Thống kê, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 7 tháng đầu năm nay tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 63,6%; sản xuất đồ gốm sứ không chịu lửa (trừ gốm sứ xây dựng) tăng 60,7%; sản xuất đường tăng 48,4%; sản xuất gạch, ngói và gốm, sứ xây dựng không chịu lửa tăng 36,2%; sản xuất xe có động cơ tăng 32,3%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng chậm hoặc giảm là: sản xuất trang phục (trừ quần áo da lông thú) tăng 14,8%; sản xuất giấy nhăn và bao bì tăng 14,5%; sản xuất đồ uống không cồn tăng 14,3%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 14,2%; sản xuất sản phẩm bơ sữa tăng 14%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 11%; sản xuất sợi và dệt vải tăng 10,1%; sản xuất giày dép tăng 9,9%; sản xuất xi măng tăng 7,7%; sản xuất sắt, thép tăng 4,7%; sản xuất thức ăn gia súc tăng 7,2%; sản xuất bia tăng 6,7%; sản xuất bột giấy, giấy và bìa tăng 4,0%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 9,6%; sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện giảm 11,7%.
Mặt khác, chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/8/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo không hề giảm mà cũng tăng 17,8% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, các ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 87,5%; sản xuất đồ uống không cồn tăng 65,8%; sản xuất bia và mạch nha tăng 58,6%; sản xuất giày dép tăng 45,6%; sản xuất trang phục (trừ quần áo da lông thú) tăng 41,6%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 39,9%; sản xuất thức ăn gia súc tăng 39,1%; sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện tăng 38,8%; sản xuất xi măng, vôi, vữa tăng 38,0%.
Còn theo kết quả điều tra lao động của 4279 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chỉ số sử dụng lao động tháng 8/2011 ước tính tăng 0,5% so với tháng trước; số lao động tháng 8 giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 7,9%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 2,9% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 1,5%. Trong ba ngành công nghiệp cấp I, lao động ngành khai thác mỏ tháng Tám tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước; lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 4,6%; lao động ngành sản xuất, phân phối điện, gas và nước giảm 6,9%.
(HTH) - Theo taichinhdientu.vn