|
|
Liên kết website
Chính phủ Bộ, cơ quan ngang bộ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, Ban, Ngành tỉnh TT Huế
|
Hội nghị Người đại diện vốn Nhà nước của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC): Tiếp tục hoàn thiện quy chế về Người đại diện và cơ chế hoạt động Ngày cập nhật 24/09/2010 Ngày 17/9/2010, tại Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tổ chức Hội nghị Người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp năm 2010. Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành Trung ương, cùng gần 600 Người đại diện tại 540 doanh nghiệp do SCIC đại diện chủ sở hữu vốn trên toàn quốc. Tại hội nghị, Phó Tổng giám đốc SCIC Hoàng Nguyên Học cho biết hiện nay SCIC đang thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 540 doanh nghiệp, với tổng giá trị phần vốn theo sổ kế toán là 11.582 tỷ đồng. Trong số các doanh nghiệp này, SCIC trực tiếp thực hiện quyền cổ đông tại 22 doanh nghiệp, số doanh nghiệp còn lại việc quản lý vốn nhà nước được thực hiện thông qua 600 Người đại diện.
Đánh giá về việc phối hợp và thực hiện quyền của người đại diện tại doanh nghiệp, ông Hoàng Nguyên Học cho rằng mặc dù còn một số tồn tại, nhưng trong thời gian qua Người đại diện đã phối hợp với SCIC khá chặt chẽ, thể hiện được vai trò của một cổ đông năng động, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư vốn, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thời gian qua, Người đại diện đã phối hợp kịp thời với SCIC để thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ở nhiều doanh nghiệp, như tham gia ý kiến vào các phương án kinh doanh, phương án tài chính, phương thức quản trị doanh nghiệp, đề án tái cơ cấu... mang lại hiệu quả tích cực, ví dụ như việc tái cơ cấu ở Công ty CP Sứ Hải Dương, Thương mại Tràng Tiền, Muối Ninh Thuận, Du lịch Đà Nẵng và một số doanh nghiệp ngành dược...
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đã biểu dương những nỗ lực của SCIC và người đại diện trong thời gian qua, góp sức bảo toàn và nâng cao hiệu quả đồng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nói rằng: Đổi mới quản lý doanh nghiệp Nhà nước nói chung và vốn nhà nước tại doanh nghiệp nói riêng là chủ trương lớn của Đảng, thể hiện trong thực tiễn suốt 20 năm qua và ở các Nghị quyết của Đảng. Việc ra đời của SCIC là để thực hiện chủ trương đó và đến nay đã cho thấy, SCIC đã thể hiện và đáp ứng được phương thức quản lý vốn nhà nước vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Đồng cảm với những ý kiến phát biểu của cả phía SCIC và người đại diện Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho rằng: Hiện tồn tại lớn nhất trong công tác đại diện vốn nhà nước là khung pháp lý quy định cơ chế đối với người đại diện còn một số điểm chưa cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó cũng còn không ít những tồn tại, như việc một số người đại diện đã chưa thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm, thậm chí có trường hợp còn làm trái qui định trách nhiệm được giao cho người đại diện. Mặc dù, Chính phủ đã ban hành Nghị định 09/2009/NĐ-CP về quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, trong đó có đề cập đến người đại diện, song còn khá nhiều nội dung cần nhanh chóng hướng dẫn và cụ thế hoá cho rõ ràng...
Về định hướng trong thời gian tới, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh khẳng định hiện tại SCIC mới chỉ quản lý khoảng 3% phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nhưng mô hình SCIC là đúng đắn và phù hợp với thực tiễn, cũng như đáp ứng tinh thần chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ trong vấn đề đối với hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Thời gian tới SCIC sẽ phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa qui chế, mô hình hoạt động với định hướng ở đâu có vốn Nhà nước thì sẽ do SCIC quản lý. Trong đó cũng sẽ tiếp tục sửa đổi qui chế về tiền lương, tiền thưởng một cách minh bạch, rõ ràng, chẳng hạn sẽ phải có cơ chế thưởng nếu kết quả kinh doanh vượt kế hoạch... nhằm động viên và gắn kết hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đại diện, cũng như tạo động lực và các điều kiện để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn nữa....
Tăng cường công tác phối hợp, giải quyết các đề xuất kiến nghị của Người đại diện:
Việc phối hợp giữa SCIC và Người đại diện khá chặt chẽ, thể hiện được vai trò cổ đông năng động góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư vốn, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp:
Năm 2009: Thu cổ tức đạt 1.580 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu trên 20%, một số doanh nghiệp đạt trên 35% (Vinamilk-35,7%, Dược Hậu Giang – 36%, Nhựa Tiền Phong – 64,8%, Viễn thông FPT – 91%). Vốn nhà nước đầu tư tại DN có giá trị thị trường trên 30.000 tỷ đồng (tăng gấp 4 lần). Trên cơ sở phối hợp với Người đại diện, SCIC tham gia đầu tư mua cổ phần dành cho cổ đông hiện hữu tại 30 DN, bán vốn NH tại 81DN, thu hồi công nợ được 5.823 tỷ đồng (trong đó công nợ cổ tức là 716 tỷ đồng, công nợ bán bốn nhà nước tại DN là 387 tỷ đồng và thu về Quỹ HTSXDN là 4.720 tỷ đồng);
Tính đến 08/9/2010, SCIC đã phối hợp với Người đại diện tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông tại trên 500 DN;
Người đại diện đã phối hợp với SCIC thực hiện các giải pháp tái cơ cấu tại nhiều DN như tham gia ý kiến vào các phương án kinh doanh, phương án tài chính, phương thức quản trị DN, đề án tái cơ cấu…
SCIC đã phối hợp với Người đại diện và các cơ quan NN có thẩm quyền để tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại ở một số DN;
SCIC đã cung cấp cho người đại diện nhiều thông tin cập nhật và chính xác về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế để làm cơ sở đưa ra các quyết định quản lý của DN.
|
(Theo mof.gov.vn) Các tin khác
|
Thống kê truy cập Truy câp tổng 3.348.777 Truy câp hiện tại 173
|
|