Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Định hướng phát triển Tài chính giai đoạn 2011 - 2020
Ngày cập nhật 25/10/2010

Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học do Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính phối hợp với Nhóm Tư vấn Chính sách Tài chính (PAG), Bộ Tài chính tổ chức sáng nay (21/10/2010), tại Khu du lịch Tản Đà, Ba Vì, Hà Nội.

Báo cáo tại Hội thảo cho thấy, nền Tài chính Quốc gia sau 10 năm thực hiện chiến lược Tài chính (giai đoạn 2001 - 2010) đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan, cụ thể: Hệ thống pháp luật, chính sách tài chính được đổi mới đã góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; Tiềm lực tài chính quốc gia được tăng cường, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) giai đoạn 2001 - 2010 tăng gấp 5,62 lần so với giai đoạn 1991 - 2000, đạt mức động viên bình quân 25,8% GDP;  Tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 10 năm qua liên tục tăng từ 35,4% GDP năm 2001 lên dự kiến khoảng 41,5% GDP năm 2010, bình quân cả giai đoạn 2001 - 2010 đạt khoảng 41% GDP; Vốn NSNN, đặc biệt là vốn đầu tư phát triển từ NSNN đã được tập trung ưu tiên cho các dự án kết cấu hạ tầng, giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, các chương trình mục tiêu quan trọng và thúc đẩy phát triển các vùng trọng điểm; Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN tăng từ mức 25,8% giai đoạn 1991 - 2000 lên mức 28,7% giai đoạn 2001 - 2010; Hình thành đồng bộ các loại hình thị trường tài chính và dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế; Hội nhập tài chính đã góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách kinh tế trong nước; Hoàn thành về cơ bản việc đàm phán thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế; An ninh tài chính quốc gia được đảm bảo, bội chi ngân sách nhà nước và nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia được duy trì ở mức an toàn (dự kiến năm 2010, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia là dưới 50% GDP, nằm trong giới hạn an toàn theo chuẩn quốc tế); Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực tài chính đã được tăng cường và đổi mới; Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính được đẩy mạnh, bộ máy tổ chức quản lý tài chính được kiện toàn trên nhiều phương diện, cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia...

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Vũ Như Thăng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính cho biết: Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải hoàn thiện trong khung Chiến lược Tài chính 10 năm tới. Cụ thể, tính ổn định, bền vững trong huy động nguồn lực chưa cao. Hiệu quả phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia còn có hạn chế. Bên cạnh đó, việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công còn chưa đạt yêu cầu đề ra, xã hội hóa một số loại hình sự nghiệp công vẫn còn vướng mắc. Hệ thống thanh tra, giám sát tài chính tuy có bước tiến bộ nhưng vẫn còn chưa theo kịp quá trình thay đổi cơ chế quản lý; sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong giám sát tài chính trong một số khâu còn yếu và chậm có giải pháp khắc phục. Công tác cải cách hành chính, bộ máy trong lĩnh vực quản lý tài chính trong một số khâu còn thiếu đột phá.

Mục tiêu của Chiến lược Tài chính 2011 - 2020 là xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định tài chính - tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính.

Để đạt được các mục tiêu này, Dự thảo chiến lược đề ra 8 nhóm giải pháp cần phải thực hiện, đó là:

  1. Giải phóng và huy động hiệu quả mọi nguồn lực tài chính phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xem đây là một trong các đột phá của Chiến lược, có ý nghĩa quan trọng trong việc tái cơ cấu nền tài chính quốc gia.
  2. Giải phóng và huy động hiệu quả mọi nguồn lực tài chính phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xem đây là một  trong các đột phá của Chiến lược, có ý nghĩa quan trọng trong việc tái cơ cấu nền tài chính quốc gia.
  3. Giải phóng và huy động hiệu quả mọi nguồn lực tài chính phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xem đây là một  trong các đột phá của Chiến lược, có ý nghĩa quan trọng trong việc tái cơ cấu nền tài chính quốc gia.
  4. Phát triển đồng bộ các loại hình thị trường, thực hiện mở rộng và đa dạng hóa hình thức hoạt động trên thị trường tài chính và dịch vụ tài chính để động viên các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội.
  5. Tích cực, chủ động mở rộng hoạt động tài chính đối ngoại, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
  6. Nâng cao năng lực và hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính.
  7. Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, đảm bảo hoạt động tài chính thông suốt, chất lượng và hiệu quả, xem đây là khâu đột phá quan trọng của Chiến lược.
  8. Hoàn thiện phương thức điều hành chính sách tài chính.

 

Với mục đích làm sáng tỏ hơn nữa về nội dung để tiến tới hoàn thiện Chiến lược Tài chính giai đoạn 2011 - 2020, Hội thảo đã tập chung thảo luận 9 nội dung chính: Định hướng chiến lược tài chính của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Chính sách phát triển thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; Hoàn thiện và đề xuất các giải pháp sử dụng vốn nhà nước, đầu tư kinh doanh tại các doanh nghiệp có hiệu quả, thúc đẩy cổ phần hóa và sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước; Hoàn thiện cơ chế tài chính để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; Chính sách quản lý giá và cơ chế điều hành giá trong bối cảnh hội nhập; Hợp tác và hội nhập tài chính khu vực; Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp để quản lý DNNN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Định hướng hội nhập tài chính; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực tài chính. Giám sát kinh tế vĩ mô, giám sát tài chính doanh nghiệp, giám sát an ninh tài chính, giám sát thị trường tài chính.

(Theo taichinhdientu.vn)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.348.777
Truy câp hiện tại 100
Chung nhan Tin Nhiem Mang