Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Những nhận định đáng chú ý về kinh tế Việt Nam trong khoảng thời gian 2006-2011
Ngày cập nhật 25/10/2010

heo Ngân hàng Thế giới (WB), sự mở rộng quá nhanh của tín dụng trong nước nhằm kích thích nền kinh tế đã dẫn đến sự yếu kém trong cân đối tài sản của một số ngân hàng. Thị trường chứng khoán, sau sự phục hồi đáng kế năm 2009, đã sụt giảm trở lại và tiếp tục gây ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế. Biên độ của trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ của Việt Nam vẫn nằm ở mức cao xung quanh 400 điểm cơ bản và cao hơn hầu hết những nước trong khu vực.

Vì vậy, trong khi nền kinh tế thực tế đã lấy lại được động lực tăng trưởng thời kỳ trước khủng hoảng, các nhà đầu tư vẫn còn quan ngại về khả năng đất nước có thể ra khỏi khủng hoảng theo cách “hạ cánh an toàn”. 

Tích cực chuyển hướng kinh tế

WB đánh giá sự phục hồi kinh tế của Việt Nam sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã diễn ra nhanh chóng nhưng không đồng đều. Tốc độ tăng trưởng của những chỉ số kinh tế chủ chốt như GDP thực, sản xuất công nghiệp, đầu tư và xuất khẩu được trông đợi sẽ phục hồi gần tới tốc độ tăng trưởng tiền khủng hoảng. Nhưng thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn ở mức cao và các hộ gia đình cũng như các công ty dường như vẫn tiếp tục dự trữ vàng và ngoại tệ, gây áp lực liên tục cho đồng nội tệ.

Cũng theo WB, nền kinh tế đất nước sẽ bị tác động bởi năm bầu cử đang đến gần. Đại hội Đảng lần thứ XI theo kế hoạch sẽ diễn ra vào tháng 1/2011, và bộ máy lãnh đạo mới sẽ bắt đầu nhận nhiệm sở vào năm 2011. Với hệ thống chính quyền một đảng, tác động của Đại hội Đảng mới và bộ máy lãnh đạo mới lên nền kinh tế có thể hoàn toàn khác so với những quốc gia có chế độ đa đảng. Những nỗ lực đưa ra những động lực thúc đẩy mới cho cải cách về tổ chức dường như phải được cân nhắc. Hai văn kiện quan trọng chuẩn bị cho Đại hội Đảng (Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015) đều có chủ đề quan trọng là tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng “ tăng trưởng ổn định trên cơ sở chất lượng” . Những văn kiện này nhấn mạnh việc đạt được mức tăng trưởng nhanh thông qua tính hiệu quả cao hơn trong đầu tư (trái với việc tăng vốn tích lũy), con đường tăng trưởng theo hướng bền vững với môi trường và giá trị gia tăng lớn hơn.

WB cho rằng thực tế 3 năm vừa qua đã chứng kiến những thay đổi đột ngột trong môi trường kinh tế toàn cầu, buộc các cấp chính quyền Việt Nam phải hiệu chuẩn lại việc ban hành chính sách của mình. Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng trưởng quá nóng như một hệ quả của dòng vốn đầu tư đổ vào ngày càng lớn. Đến khi Chính phủ có những biện pháp để ổn định nền kinh tế, thì khủng hoảng kinh tế đã tiến đến biên giới. Vì thế, Chính phủ phải chuyển hướng kinh tế vào cuối năm 2008 để phục hồi các hoạt động kinh tế bằng cách áp dụng một gói kích thích tài chính và tiền tệ lớn. Gói kích thích cùng với tính co giãn tương đối của các ngành xuất khẩu và tài chính quốc gia đã giúp hạn chế sự đi xuống của hoạt động năm 2009. Với sự phục hồi đang diễn ra trong năm 2010, Chính phủ lại một lần nữa chuyển hướng nền kinh tế. Tại thời điểm này, Chính phủ đang cố gắng giảm dần gói kích thích kinh tế mà không gây biến động đến nền kinh tế trong khi nỗ lực giữ vững hoạt động kinh tế tốt trong giai đoạn Đại hội Đảng đang đến gần.

Một hiệu chỉnh giảm dần gói kích cầu đang được tiến hành. Một phần của gói kích cầu được tài trợ trực tiếp từ ngân sách đã được rút ra, với tổng thâm hụt tài chính dự kiến giảm từ 8,9% GDP năm 2009 xuống còn 5,9% năm 2010. Các nguồn thu nhập mạnh hơn có thể giúp cắt giảm thâm hụt ở mức 5,5%. Một số gói kích thích tiền tệ cũng đã được rút ra, dù những nỗ lực tăng vốn tối thiểu cho ngân hàng vẫn phải đối mặt với sự phản đối từ phía ngành ngân hàng. Trong 8 tháng đầu năm 2010, tín dụng ước tính tăng 16% so với mức tăng 27% so với cùng kì năm ngoái. Tăng trưởng tín dụng năm 2010 nhìn tổng thể có thể sẽ thấp hơn 25% mục tiêu do Ngân hàng Nhà nước đặt ra.

Nền kinh tế thực tế đã phục hồi tương đối mạnh mẽ. GDP thực ước tính tăng trưởng 5,3% năm 2009 và đang trên đà đạt được mục tiêu 6,5% năm 2010. Sản xuất công nghiệp được dự đoán tăng 12,5% năm 2010 sau khi tăng trưởng tụt xuống mức 7,6% năm 2009. Xuất khẩu cũng phục hồi trở lại mức tăng trưởng hàng năm 20% trước khủng hoảng. Tăng trưởng trong hình thành nguồn vốn cố định và tiêu dùng cá nhân tiếp tục là nguồn chiếm ưu thế, đóng góp lũy tiến vào tăng trưởng GDP thực tế tăng từ 5,7% điểm năm 2009 lên 6,9% điểm năm 2010.

Việc các công ty từng bước phân bố lại vị trí nhà máy ở những nước đòi hỏi mức lương cao ở khu vực Đông Á đã bắt đầu mang lại lợi ích cho Việt Nam, nơi mức lương đòi hỏi tương đối thấp, lại có vị trí địa lý giáp biển, rất thuận lợi để thu hút các nguồn đầu tư.

Sự phục hồi đầu tư được kết hợp với sự phục hồi đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ 6,9 tỷ đôla năm 2009 lên 7,6 tỷ đôla năm 2010 (xem Phụ lục 1).

Cần cân bằng lợi ích của doanh nghiệp Nhà nước

Các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong tiến bộ của đất nước, nhưng cũng là một nguồn dễ tổn thương có tính dài hạn. Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ nhằm hoàn tất việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế Việt Nam vẫn do các DNNN chiếm ưu thế. Năm 2007, Việt Nam áp dụng một chiến lược nhằm khai thác “kinh tế theo qui mô về sản xuất và công nghệ” bằng việc chuyển đổi các DNNN sang “Tập đoàn kinh tế” và trao lợi thế người đi tiên phong trong các lĩnh vực lợi nhuận gia tăng theo qui mô. Trong khi một số tập đoàn kinh tế tiến hành sự nghiệp chuyển đổi (như VNPT, EVN, Petro Vietnam, v.v…) thì nhiều doanh nghiệp vẫn làm cho sự mất ổn định kinh tế ngày càng rộng thêm. Trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng quá nóng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, các tập đoàn kinh tế này đầu tư nhiều vào lĩnh vực tài chính và bất động sản làm trầm trọng thêm bong bóng giá bất động sản. Vào cuối năm 2009 đầu năm 2010, một trong số các Tập đoàn này có hoạt động đầu cơ đối với đồng tiền Việt Nam. Gần đây vừa vỡ lở vụ Vinashin (một tập đoàn kinh tế hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu) sử dụng các nguồn tiền lấy từ bảo lãnh Chính phủ  để đầu tư vào những hoạt động không cốt lõi, báo cáo tài chính giả mạo và đang nằm trên bờ vực sụp đổ.

Tìm ra một cách thức để cân bằng đóng góp kinh tế của các tập đoàn kinh tế Nhà nước và tăng cường trách nhiệm cũng như tính minh bạch vẫn là một yêu cầu bức thiết cho Đại hội Đảng mới. Trong khi những quyết định chính sách quan trọng về những tập đoàn kinh tế vẫn còn đang bỏ ngỏ trước thềm Đại hội Đảng mới, những tranh luận sôi nổi đang diễn trong Đảng và Chính phủ về việc làm cách nào để cân bằng lợi ích giữa các Tập đoàn kinh tế với những yếu kém của các Tập đoàn. Chiến lược phát triển mới dường như không thể không đề cập vấn đề này. Tăng cường định chế và khiến các Tập đoàn gia tăng thêm trách nhiệm cũng như tính minh bạch đang trở thành chủ đề nóng trong dư luận. Cải thiện quản trị các Tập đoàn kinh tế cùng với Luật Đầu tư công mới và Dự luật khung mới cho quan hệ đối tác công tư (nếu được Chính phủ thông qua và được Đại hội Đảng mới hỗ trợ) sẽ đẩy mạnh cải cách cơ cấu ở Việt Nam và đặt nền móng cho một sự tăng trưởng mạnh và bền vững.

Các chỉ số kinh tế chính của Việt Nam: 

                                                    

Sản lượng, việc làm và giá cả             2006        2007       2008         2009        2010         2011

GDP thực tế (% thay đổi năm-năm)          8.2          8.5         6.2            5.3           6.5           7.0

Chỉ số sản xuất công nghiệp

(% thay đổi năm-năm)                          16.8          16.7       13.9           7.6           12.5         14.5

Tỉ lệ thất nghiệp(%)                                4.8          4.6          4.7           4.6             4.0          4.0

Chỉ số giá tiêu dùng (% thay đổi n-n)       6.7         12.6        19.9          6.5              8.0          7.0

Lĩnh vực công

Cán cân Chính phủ, chính thức % GDP  1.1          -0.7         1.3          -5.1            -1.7          -0.7

Cán cân Chính phủ, tổng thể % GDP     -0.4         -1.9         -0.9          -8.9            -5.9          -4.5

Nợ công (% GDP)                               42.9         45.6         43.9           49            51.3         50.6

Ngoại thương, BOP và nợ ngoài          

Cán cân thương mại (triệu đô)              -2.8        -10.4       -12.8          -8.3          -10.8         -11.4

Xuất khẩu hàng hóa(triệu đô)                39.8         48.6        62.7         57.1            68           81.0

% thay đổi n-n                                     22.7        21.9        29.1          -8.9           19.2           19

Xuất khẩu chính (% thay đổi n-n)         12.1           2.7         23.1        -40.2           -11.2          4.7

Nhập khẩu hàng hóa (triệu đô)            42.6          58.9         75.5         65.4           78.9          92.3

(% thay đổi)                                       22.1         38.3         28.1        -13.3           20.6          17

Cán cân tài khoản vãng lai (triệu đô)     -0.2         -7.0         -10.8          -7.4           -9.3           -9.3

% GDP                                              -0.3         -9.8         -11.9         -8.0           -9.0           -8.0

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(triệu đô)2.3        6.6           9.3           6.9            7.6            7.9

Nợ ngoài (triệu đô)                               19.1       23.2         29.4         36.6           41.7          47.7

Tỉ lệ dịch vụ nợ (% xuất khẩu hàng hóa & DV)6.8    6.2       16.4         12.7           12.5          12.8

Dự trữ ngoại tệ (% p.a)                       11.5           21         23.0         15.2         17.5

Tháng nhập khẩu HH & DV                  12.5        16.6         14.4         10.9          11.4

Thị trường tài chính                                 

Tín dụng nội địa (% thay đổi)               25.4         53.9         25.4          37.7         25.0        25.0

Lãi suất ngắn hạn (Dong/ dola)            7.9            7.8           8.1          10.7        11

Tỉ giá                                                .068         16.003    17.486      18.479

Tỉ giá qui đổi hiệu quả thật                  96.8        100.2       119.1         106.8

(% thay đổi)                                       -2.7           3.5         18.9          -10.3

Chỉ số thị trường chứng khoán            752           927         316         -494.8

Memo: GDP                                      60.9          71.1        90.3           93.2         103.6     115.4

Nguồn: Tổng cục thống kê, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, IMF, Ngân hàng Thế giới (số liệu 2010 - ước tính; 2011 - dự kiến)

(Theo taichinhdientu.vn)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.348.777
Truy câp hiện tại 109
Chung nhan Tin Nhiem Mang