Cụ thể, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,7% trong quý 2/2011, giảm so với 6,8% trong cùng kỳ năm ngoái, do các chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt của chính phủ làm giảm nhiệt nền kinh tế.
Trong quý 1, tăng trưởng của Việt Nam ở mức 5,4% nhờ tăng trưởng sản lượng công nghiệp và xây dựng.
Trong bối cảnh lạm phát là vấn đề nổi cộm tại khắp các nước mới nổi tại Đông Á, Việt Nam ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong khu vực với mức tăng tới 20,8% trong tháng 6.
Theo ADB, dự trữ ngoại hối (không tính vàng) của Việt Nam tính tới tháng 3/2011 là 12,2 tỷ USD, giảm 11,8% theo năm. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ đủ cho 1,6 tháng xuất khẩu và gây lo ngại.
VND là đồng tiền duy nhất trong khu vực giảm giá so với USD, với việc mất 9,3% giá trị trong tháng 2 do thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và dự trữ ngoại hối thấp.
Thị trường chứng khoán Việt Nam mất gần 11,2% giá trị, mức giảm lớn nhất trong khu vực đông Á.
Báo cáo của ADB cũng cho biết, Việt Nam muốn giảm thâm hụt tài khóa từ mức 8% GDP - mức cao nhất trong khu vực năm 2010 xuống 5,4% trong năm 2011. Các biện pháp dự kiến thực hiện là cắt giảm chi tiêu chính phủ khoảng 10%.
Nợ khu vực công của Việt Nam năm 2010 là 51,3% GDP, nợ nước ngoài tương đương 33,3% GDP. Tỷ lệ khoản vay/tiền gửi của các ngân hàng là 105,9% (tính tới tháng 3/2011), tăng trưởng cho vay của các ngân hàng tính theo năm tới hết tháng 3 là 33,5%.
Tăng trưởng tại Việt Nam dự kiến chậm lại, các nhà chức trách thắt chặt chính sách tiền tệ và giảm chi tiêu chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát.
Tăng trưởng trong nửa đầu năm 2011 giảm từ 6,8% xuống 5,6%. ADB dự báo trong cả năm 2011, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,1%, và tăng trưởng 6,7% trong năm 2012...
(MH) - Theo www.taichinhdientu.vn