Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Làm rõ mối quan hệ ảnh hưởng đến mô hình tổng kế toán Nhà nước
Ngày cập nhật 16/08/2011

Ngày 26/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước (KBNN) trực thuộc Bộ Tài chính, trong đó quy định nhiệm vụ của KBNN là trong thời gian tới tiến hành xây dựng mô hình và tổ chức thực hiện chức năng tổng kiểm toán nhà nước (KTNN).

Theo ông Bùi Văn Mai, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) các mối quan hệ ảnh hưởng đến mô hình Tổng kế toán cần được đánh giá và làm rõ và giải quyết, bao gồm:

Giải quyết hài hòa nhu cầu phản ánh và cung cấp thông tin của các đơn vị KTNN

KTNN gồm 3 mảng lớn phù hợp với 3 bộ phận của tài chính Nhà nước nói trên: Kế toán thu, chi ngân sách (thu, chi ngân sách Nhà nước các cấp qua Kho bạc Nhà nước và tổng hợp tại Kho bạc Nhà nước); Kế toán các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước (bao gồm kế toán chi tiết phần chi ngân sách Nhà nước tại các đơn vị hành chính sự nghiệp và kế toán thu, chi tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp); Kế toán các quỹ tài chính Nhà nước…

Như vậy, để thực hiện mô hình tổng KTNN cần đánh giá bản chất của 3 đối tượng đơn vị này, giải quyết căn bản và đi đến thống nhất các nhu cầu thông tin vốn có của từng chủ thể có thể theo dõi tập trung. Bên cạnh đó, xác định rõ các đối tượng thông tin kế toán chi tiết cần được phản ánh và cung cấp bởi đơn vị kế toán của bản thân đơn vị kế toán. Có như vậy, mới giải quyết được bài toán thông tin tập trung theo yêu cầu quản lý của tài chính Nhà nước (TCNN) và thông tin quản lý của từng đơn vị.

Nguyên tắc kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế

Ông Mai cho rằng, cần đáp ứng một cách phù hợp đòi hỏi của mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế, hệ thống quản lý TCNN nói chung và hệ thống kế toán nói riêng phải có một bước đổi mới sâu sắc, toàn diện tạo ra môi trường kinh tế lành mạnh, các quan hệ kinh tế và thông tin cung cấp về TCNN phản ánh kịp thời, đa dạng phù hợp với yêu cầu thông tin của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cơ sở của KTNN hoặc nhân tố tác động đến KTNN là Luật Ngân sách Nhà nước (Luật Ngân sách Nhà nước là cơ sở của kế toán thu, chi ngân sách Nhà nước) và chế độ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách Nhà nước (chế độ tài chính Nhà nước là cơ sở của phần kế toán hoạt động thu, chi tài chính ngoài Ngân sách Nhà nước). Ngoài ra, theo thông lệ quốc tế, cơ sở KTNN là hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế.

Như vậy ở Việt Nam, yêu cầu đặt ra là cơ sở của KTNN là Luật Ngân sách Nhà nước với sự phù hợp và tương đồng với chuẩn mực kế toán công và chính sách TCNN và ngược lại. Vì vậy, để tổ chức hoạt động KTNN, chúng ta phải công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công, chính sách TCNN và Luật Ngân sách nhà nước một cách tương đồng và phù hợp lẫn nhau.

Kết hợp phù hợp với thông tin kế toán từ lĩnh vực doanh nghiệp

Hệ thống kế toán doanh nghiệp (KTDN) là hệ thống kế toán phục vụ yêu cầu quản lý tài chính doanh nghiệp, yêu cầu phản ảnh giá trị tài sản, sự biến động của tài sản cũng như quá trình sản xuất - kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và kết quả quá trình kinh doanh, phân phối kết quả và xử lý các tổn thất…  KTDN phản ảnh về hoạt động tài chính của từng doanh nghiệp hoặc tập đoàn, tổng công ty có mối quan hệ nội bộ về tài chính, sản xuất kinh doanh và sở hữu.

KTDN phát triển cùng sự phát triển về hoạt động tài chính trong nội bộ doanh nghiệp, trong các tập đoàn và giữa các doanh nghiệp, các tập đoàn. KTDN còn phụ thuộc vào mối quan hệ về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, người lao động với ngân sách Nhà nước… KTDN không phản ảnh tổng hợp tình hình tài chính của tất cả các doanh nghiệp trong một ngành, trong một địa phương hoặc cả nước.

Hệ thống KTNN phản ảnh tình hình thu, chi các nguồn tài chính thuộc sở hữu Nhà nước, tình hình biến động, sử dụng tài sản, các nguồn nợ công, các tài sản dự trữ, các tổn thất… thuộc sở hữu Nhà nước. KTNN có sự khác biệt hoàn toàn với KTDN ở chỗ, nó phản ảnh và phục vụ yêu cầu quản lý tài chính của cả hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước. Do đó, KTNN phát triển theo sự phát triển của hệ thống tài chính Nhà nước.

Yêu cầu quản lý tài chính Nhà nước thay đổi qua các thời kỳ cũng làm cho yêu cầu về KTNN thay đổi qua các thời kỳ. KTNN phản ánh, kiểm tra và cung cấp thông tin hoạt động kinh tế - tài chính của Nhà nước trên phạm vi cả nước, hay từng địa phương, toàn bộ hoạt động của ngân sách nhà nước (NSNN), nợ của Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước (TCNN) bên cạnh NSNN và tài sản Nhà nước; hợp đồng kinh tế - tài chính của từng đơn vị sử dụng kinh phí TCNN. Đến nay, khi xuất hiện yêu cầu quản lý tổng hợp tất cả các nguồn lực TCNN trong một đất nước, đã xuất hiện yêu cầu cần có tổng KTNN. Đây là một yêu cầu rất lớn và rất mới mẻ và cho dù có nỗ lực, chúng ta cũng chỉ có thể thực hiện được từng bước một cách thận trọng với lộ trình phù hợp.

Với các đặc điểm như trên, cần đánh giá mối quan hệ giữa KTNN và KTDN để có các quy định thích hợp, có hiệu quả, tránh việc chồng chéo, không thống nhất thông tin kế toán. Ví dụ cần lưu ý về thông tin nộp NSNN, như sau: KTNN theo dõi số thuế phải thu và đã thu được thì doanh nghiệp phản ánh số thuế phải nộp và đã nộp; KTNN theo dõi số chi chuyển giao cho doanh nghiệp (hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu…) thì KTDN phải phản ánh số vốn Nhà nước đã hỗ trợ. Như vậy, cần lưu ý là về nguyên tắc số liệu về những nghiệp vụ này giữa KTNN và KTDN phải có sự khớp đúng; phương pháp phản ánh đảm bảo phải đối chiếu, so sánh được.

Quản lý thống nhất TCNN

Thời gian qua, Nhà nước thực hiện hàng loạt cải cách hành chính trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội, trong đó, có cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý TCNN. Luật NSNN ra đời và đã phát huy tác dụng bước đầu tạo dựng nền tảng quản lý thống nhất về TCNN. Các luồng tiền qua quỹ NSNN được tập trung quản lý tại KBNN các cấp, một số tổ chức TCNN đã ra đời thay nhà nước thực hiện quản lý có hiệu quả các nguồn lực tài chính của nhà nước, góp phần đáng kể để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết kinh tế.

Mặt khác, các khoản nợ của Nhà nước cũng từng bước dần tập trung quản lý chủ yếu tại cơ quan tài chính - KBNN, các tài sản Nhà nước cũng có những cơ chế hành lang pháp lý phù hợp để tạo lập sự quản lý tập trung của Nhà nước.

Theo ông Mai, việc hình thành mô hình tổng KTNN cần giải quyết các tồn tại hiện nay của KTNN là chưa được đổi mới hợp thời, vai trò vị trí của KTNN trên một số giác độ chưa được đề cao. Đến nay, chưa có một cơ quan hoặc một tổ chức làm công tác KTNN theo đúng nghĩa của nó. Theo đó cần giải quyết một cách phù hợp bài toán hiện nay là việc quản lý thu, chi NSNN, các quỹ TCNN, nợ Nhà nước, tài sản Nhà nước, tài sản, vật tư, tiền vốn của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp được thực hiện ở nhiều cơ quan khác nhau, công tác KTNN bị chia cắt, tách rời ở cả khung pháp lý thực hiện và tầm tổ chức thực hiện.

Tập trung thông tin cần thiết, thực hiện công khai hoá TCNN

Quản lý thống nhất nền TCNN, xây dựng nền tài chính ổn định lành mạnh, đảm bảo sử dụng các nguồn lực tài chính, tiết kiệm có hiệu quả. Thông tin phục vụ quản lý điều hành TCNN vừa phải nhanh nhạy, vừa phải đầy đủ, chính xác, toàn diện và bao quát hết các hoạt động TCNN. Hệ thống thông tin của tổng KTNN cần được tổ chức theo hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương (KBNN trung ương, KBNN tỉnh, KBNN huyện) đảm bảo góp phần quan trọng thu thập, cung cấp thông tin kịp thời về thu, chi quỹ NSNN, tình hình nợ Nhà nước (nợ trong nước) và các quỹ TCNN.

Bên cạnh đó cơ quan tài chính, thuế có thể cung cấp thông tin chi tiết thu ngân sách theo từng lĩnh vực hoạt động, theo từng sắc thuế, chi ngân sách theo nội dung kinh tế, chi cấp phát đầu tư xây dựng và chi chương trình mục tiêu của Chính phủ. Các cơ quan tổ chức tài chính khác thu thập và cung cấp thông tin nợ Nhà nước (thu, chi viện trợ không hoàn lại, việc tăng giảm tài sản của quốc gia, các quỹ TCNN khác). Thu thập cung cấp thông tin trong mô hình tổng KTNN phục vụ quản lý điều hành TCNN đảm bảo khắc phục được tình trạng chia cắt cục bộ theo chức năng quản lý, chưa có sự gắn kết thống nhất giữa các cơ quan để thống nhất số liệu quản lý đảm bảo công khai, minh bạch.

Kết hợp hài hòa các mô hình kế toán

Hiện nay, xu hướng chung về cải cách KTNN là đưa KTNN về gần với  KTDN, chuyển từ logic kế toán luồng tài chính sang logic kế toán tài sản. Xu thế này đang thể hiện ở nhiều nước trên thế giới, với mục tiêu là tìm cách cải thiện chất lượng quản lý khu vực công, thông qua việc nắm bắt được giá thành và đo được kết quả công việc.

Qua đó, cần có sự kết hợp một cách hài hòa các mô hình kế toán: Kế toán tổng hợp - trục chính của hệ thống kế toán, theo logic của kế toán dồn tích để phản ánh chính xác tình hình tài chính; Kế toán ngân sách - theo dõi được việc thu, ngân sách đã được phê duyệt (hàng năm hoặc nhiều năm) và việc chấp hành ngân sách và kế toán quản trị - tích giá thành của các hoạt động Nhà nước, với phạm vi đối tượng phù hợp.

(Khánh Huyền) - Theo www.taichinhdientu.vn

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.348.777
Truy câp hiện tại 94
Chung nhan Tin Nhiem Mang