Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Sản: Tiếp tục đổi mới công tác thanh tra tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động
Ngày cập nhật 27/06/2011
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Sản

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo Thanh tra Bộ Tài chính của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Sản tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2006-2010, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2011-2015 được tổ chức trong hai ngày 23-24/6 vừa qua tại Hà Nội.

Từ những thành công trong chặng đường 5 năm phát triển
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Sản ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương các kết quả đạt được của Thanh tra Tài chính trong thời gian vừa qua; Phát biểu với Hội nghị các nội dung liên quan đến công tác triển khai Luật Thanh tra năm 2010 (sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2011), trong đó nhấn mạnh đến công tác xây dựng thể chế và tăng cường trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ thanh tra; Cần thiết rà soát các quy định về thanh tra trong phạm vi ngành để có sự phân công theo dõi các lĩnh vực do Luật Thanh tra năm 2010 đã sửa đổi nhiều nội dung liên quan đến các quy chế quy định về công tác thanh tra; Tăng cường công tác cán bộ thanh tra, tạo điều kiện đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ; Tiếp tục đổi mới hoạt động thanh tra để nâng cao hiệu quả hoạt động, cụ thể, hoạt động thanh tra phải bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, cần phát hiện sai phạm để thúc đẩy phát triển, tăng cường hiệu quả quản lý, công tác thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm, chọn đúng đối tượng, đúng nội dung, đảm bảo làm một đơn vị nhưng có tác dụng lan toả đến các đơn vị khác, làm một cuộc thanh tra phải phát hiện nhiều vấn đề, đề xuất nhiều vấn đề; Tăng cường công tác xử lý sau thanh tra để đảm bảo kết luận phải được thực thi trên thực tiễn.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ tin tưởng dưới sự chỉ đạo của Bộ, Thanh tra ngành Tài chính sẽ cố gắng phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”.
 
Cũng tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ và bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ trong thời gian tới đối với lực lượng thanh tra của ngành
 
Thứ trưởng cũng đánh giá cao những kết quả đạt được của công tác thanh tra tài chính giai đoạn 5 năm vừa qua và chỉ đạo Thanh tra Bộ tài chính tập trung nhanh chóng hoàn thiện Nghị định, Thông tư về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính; Xây dựng để trình ban hành các Quy trình thanh tra chi tiết theo từng lĩnh vực: đầu tư xây dựng, giá, ngân sách, các đơn vị sự nghiệp có thu; Ban hành hết các quy trình đến hết năm 2011 để tiến tới trong cuối năm nay và năm sau sẽ tổ chức tập huấn cho toàn thể đội ngũ cán bộ thanh tra ngành Tài chính; Tăng cường đổi mới trong triển khai công tác thanh tra về nội dung, phương pháp, đảm bảo các cuộc thanh tra hiệu quả, hiệu lực, phạm vi thanh tra bao quát hết được các lĩnh vực quản lý; Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ cán bộ để hoàn thành các nhiệm vụ.
 
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã tích cực thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích với các nội dung Hội nghị. Bước sang ngày làm việc thứ hai, hội nghị tập trung bàn thảo về nội dung tổ chức hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho thanh tra các sở, ngành khu vực phía Bắc.
 
…tới những nhiệm vụ, thách thức trong giai đoạn 2011-2015
 
Phát biểu tại hội nghị, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Nguyễn Kim Liên nhấn mạnh, trong giai đoạn 2011-2015, hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như sau:
 
       Thứ nhất,thường xuyên nắm bắt tình hình, chủ động tham mưu, đề xuất định hướng công tác, những nhiệm vụ cụ thể cho từng thời kỳ, từng thời gian cụ thể đảm bảo công tác thanh tra đáp ứng sát thực với nhiệm vụ của toàn ngành tài chính và của mỗi cơ quan đơn vị.
 
     Thứ hai,nhiệm vụ chủ yếu của công tác thanh tra trong giai đoạn này là: Thanh tra việc phân bổ, sử dụng ngân sách Nhà nước; việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB, vốn chương trình mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ, chú ý lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục; việc phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản phát sinh, chi thường xuyên không có định mức phân bổ dự toán, các khoản chi cho an sinh xã hội. Tăng cường công tác kiểm soát thanh toán qua kho bạc và an toàn kho quỹ.
 
     Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện các kiến nghị thanh tra. Phát hiện kiến nghị sửa đổi bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách chưa phù hợp, xử lý nghiêm minh những trường hợp tham ô, tham nhũng, lãng phí.
 
     Thứ tư, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thủ trưởng các cơ quan đơn vị cần thường xuyên quan tâm trong việc tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết vụ việc, chấp hành các quy trình thu tục. Rà soát bộ máy làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; địa điểm tiếp công dân. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân.
 
     Thứ năm, đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các chương trình hành động đến toàn thể cán bộ, công chức trong toàn ngành.
 
     Thứ sáu,tổ chức lại bộ máy và hoạt động của hệ thống thanh tra tài chính, chú ý hệ thống các tổng cục và tương đương; hoạt động thanh tra từng bước chuyển dần theo hướng chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp. Khẳng định vị thế, vai trò thanh tra thanh tra tài chính, công cụ trong quản lý Nhà nước của ngành tài chính, một lực lượng mạnh trong ngành thanh tra.
 
     Thứ bảy, xây dựng, hoàn thiện thể chế thanh tra tài chính phù hợp với Luật Thanh tra sửa đổi và các quy định Pháp luật. Xây dựng chuẩn hóa các quy chế làm việc, quy trình nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, theo từng lĩnh vực.
 
     Thứ tám,tuyển dụng, tăng cường đào tạo bồi dưỡng không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra tài chính; hàng năm kịp thời xây dựng và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ trao đổi nghiệp vụ; tăng cường nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.
 
   Thứ chín,xây dựng, chỉnh sửa các tiêu chí, chế độ, thời gian báo cáo phù hợp, thiết thực; đồng thời tổ chức thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo. 

 

Thành tích nổi bật của Thanh tra Bộ Tài chính giai đoạn 2006-2010:
 
- Tiến hành 32.933 cuộc thanh tra, kiểm tra, theo đó đã phát hiện và kiến nghị xử lý về tài chính 18.473 tỷ đồng, trong đó nộp NSNN 15.037 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 1.037, xử lý tài chính khác 2.398 tỷ đồng;
 
- Đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính với các bộ ngành liên quan sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách quản lý tài chính;
 
- Kiến nghị các đơn vị được thanh tra và cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị được thanh tra kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân thuộc quyền đã để xảy ra sai phạm;
 
- Phát hiện nhiều vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, hối lộ, trục lợi, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm kỷ luật của ngành.

(Theo mof.gov.vn)

Xem tin theo ngày  
 
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.311.767
Truy câp hiện tại 83
Chung nhan Tin Nhiem Mang