Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Dự án CNTT quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A: Chủ đầu tư phải lập báo cáo khả thi
Ngày cập nhật 15/06/2011

Nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong triển khai ứng dụng CNTT tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Bộ Tài chính theo các quy định chung của nhà nước, Bộ Tài chính đã soạn thảo quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT và đang lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị. ** 5 điểm "vướng mắc" lớn trong thực thi Nghị định 102/2009/NĐ-CP

Quy định về quản lý đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được Chính phủ ban hành theo Nghị định số 102/2009/NĐ-CP, Nghị định có hiệu lực từ 1/1/2010. Tuy nhiên, tại thời điểm Nghị định có hiệu lực, vẫn còn nhiều điểm chưa được hướng dẫn thi hành, Bộ Tài chính đã có văn bản kiến nghị số 8651/BTC-THTK ngày 6/7/2010 kiến nghị với Bộ TTTT về những điểm vướng mắc trong triển khai thực hiện và chưa thực hiện áp dụng quy định của Nghị định năm 2010.

Đến thời điểm hiện tại, Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành 8 văn bản hướng dẫn thi hành những nội dung của Nghị định số 102/2009/NĐ-CP, bao quát cơ bản những nội dung cần phải thực hiện trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư.

Quy định quản lý đầu tư CNTT là quy định mới, điều chỉnh lại toàn bộ cách quản lý, cách tổ chức triển khai CNTT tại các cơ quan, đơn vị. Trong bối cảnh Bộ Tài chính tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trên một phạm vi rộng, hàng năm số lượng trang cấp, nâng cấp ứng dụng CNTT rất lớn, đồng thời các đơn vị đang trong quá trình thực hiện cải cách, hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thông qua các dự án CNTT lớn tập trung toàn ngành, vì vậy, việc xây dựng quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT tại Bộ Tài chính là hết sức cần thiết để đảm bảo tính thống nhất trong triển khai CNTT, đảm bảo tập trung các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT toàn ngành.

Nội dung quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT

 

Quy chế được xây dựng trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định của Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 64/2008/NĐ-CP về ứng dụng CNTT tại cơ quan nhà nước, Nghị định số 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn NSNN và các văn bản hướng dẫn cụ thể của các cơ quan nhà nước (Bộ TTTT, Bộ Tài chính) về các quy định về quản lý tài chính, đầu tư trong lĩnh vực CNTT để hướng dẫn toàn diện các hoạt động ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính.

Bám sát chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, các quy định nội bộ của ngành tài chính về quản lý tài chính, tài sản và đầu tư, quy chế làm việc... để thực hiện uỷ quyền, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm chủ trì, phối hợp giữa các cơ quan đơn vị đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong triển khai ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính.

Vận dụng các kinh nghiệm trong thực tế triển khai CNTT để cụ thể hoá các quy trình, mẫu biểu (chưa được cơ quan Nhà nước quy định) để các đơn vị hiểu và thực hiện thống nhất.

Kết cấu của quy chế gồm 08 chương, 72 điều với các nội dung cơ bản như sau:

 Về phạm vi và đối tượng điều chỉnh

 

Quy định phạm vi áp dụng cho toàn diện các hoạt động ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp trong dự toán, nguồn thu sự nghiệp được để lại theo chế độ, các nguồn thu hợp pháp khác, nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức trong, ngoài nước (nếu không có quy định điều kiện ràng buộc riêng), nguồn vốn hỗn hợp (nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên hoặc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức đầu tư của dự án) để quản lý và thực hiện đầu tư ứng dụng CNTT gồm: Dự án ứng dụng CNTT; Hoạt động ứng dụng CNTT phải lập dự toán, đề cương chi tiết; Hoạt động ứng dụng CNTT không phải lập dự án, đề cương chi tiết, sử dụng các loại nguồn vốn.

 Quy định về thẩm quyền phê duyệt đầu tư

 

Quy định của Nghị định số 102/2009/NĐ-CP tại điều 5 quy định thẩm quyền của Bộ trưởng: quyết định đầu tư hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư dự án CNTT, không có quy định về phân cấp quyết định đầu tư. Vì vậy, trong nội dung quy chế, quy định rõ hơn về các đối tượng được Bộ trưởng uỷ quyền quyết định đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, cụ thể: Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đầu tư đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhóm A; các dự án ứng dụng công nghệ thông tin liên quan đến nhiều đơn vị; các dự án không uỷ quyền quyết định đầu tư.

Bộ trưởng Bộ Tài chính uỷ quyền việc quyết định đầu tư: Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,  Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quyết định đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhóm B, C thực hiện tại đơn vị. Giám đốc Học viện Tài chính, Hiệu trưởng, Giám đốc các trường thuộc Bộ Tài chính quyết định đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhóm C thực hiện tại đơn vị. Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính quyết định đầu tư  các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhóm C còn lại.

 Kế hoạch ứng dụng CNTT, chủ trương đầu tư

 

Quy định cụ thể về nội dung kế hoạch ứng dụng CNTT, giao trách nhiệm lập kế hoạch cho thủ trưởng các đơn vị, trách nhiệm thẩm định trình Bộ phê duyệt, trách nhiệm tổng hợp kế hoạch toàn ngành (Cục TH&TK tài chính); quy định rõ trình tự  lập và thời gian thẩm định phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT đề làm cơ sở cho việc tổ chức lập và thực hiện dự án đầu tư ứng dụng CNTT. Quy định rõ trình tự thực hiện lập, trình phê duyệt chủ trương đầu tư.

 Xác định chủ đầu tư

 

Chủ đầu tư dự án CNTT có vai trò rất quan trọng, được quyền phê duyệt các nội dung trong giai đoạn thực hiện dự án, vì vậy, nội dung của quy chế quy định rõ nguyên tắc xác định chủ đầu tư các dự án CNTT các cơ quan, đơn vị thống nhất thực hiện. Việc xác định chủ đầu tư đảm bảo đúng theo quy định của Nghị định 102/2009/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư: Chủ đầu tư dự án là đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án do người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án, cụ thể: Cục Tin học và Thống kê tài chính là chủ đầu tư đối với: dự án ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Tài chính được Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư; dự án ứng dụng công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đầu tư. Cục Công nghệ thông tin thuộc Tổng cục (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước) là chủ đầu tư đối với dự án ứng dụng công nghệ thông tin do Tổng cục trưởng, Tổng giám đốc, Chủ tịch Uỷ ban quyết định đầu tư theo uỷ quyền. Đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin (là đơn vị dự toán) thuộc Học viện Tài chính, các Trường thuộc Bộ Tài chính là chủ đầu tư đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin do Giám đốc Học viện tài chính, Hiệu trưởng, Giám đốc của Trường quyết định đầu tư theo uỷ quyền.

Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư đối với dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn, nguồn kinh phí hỗn hợp của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính hoặc của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính với cơ quan, tổ chức bên ngoài do Bộ Tài chính thực hiện.

Trường hợp không có đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin hoặc đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin không đủ điều kiện về tổ chức, nhân lực, thời gian hoặc do mục tiêu, yêu cầu, tính chất của dự án và các điều kiện cần thiết khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính, người được uỷ quyền quyết định đầu tư lựa chọn đơn vị hoặc tổ chức có đủ điều kiện làm chủ đầu tư hoặc tự làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư dự án không được đồng thời là đơn vị đầu mối được giao nhiệm vụ thẩm định dự án.

Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm trên, Người được uỷ quyền quyết định đầu tư có thể uỷ thác cho đơn vị, tổ chức khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư...

 Lập dự án ứng dụng công nghệ thông tin

 

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập: Dự án khả thi ứng dụng công nghệ thông tin: đối với dự án quan trọng Quốc gia, dự án nhóm A. Báo cáo nghiên cứu khả thi: đối với dự án nhóm B, C. Báo cáo đầu tư: đối với dự án nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về các nội dung yêu cầu được đưa ra trong hồ sơ dự án.

Mẫu dự án khả thi ứng dụng công nghệ thông tin, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đầu tư theo Phụ lục II của Quy chế này.

Trường hợp cần thiết chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm để lập dự án. Việc lựa chọn tư vấn theo các quy định của Luật đấu thầu. Sau khi lựa chọn được đơn vị thực hiện Chủ đầu tư thực hiện ký hợp đồng thực hiện tư vấn. Chi phí lập dự án được tính vào chi phí tư vấn đầu tư trong tổng mức đầu tư. Trường hợp dự án được lập đúng hợp đồng nhưng không đáp ứng được mục tiêu đề ra của Chủ đầu tư thì Chủ đầu tư vẫn phải thanh toán phần đã nghiệm thu theo hợp đồng.

Thiết kế sơ bộ là một phần của dự án ứng dụng công nghệ thông tin. Mỗi thiết kế sơ bộ phải có người chủ trì thiết kế sơ bộ (trường hợp công tác lập dự án do cá nhân thực hiện thì cá nhân đó đóng vai trò là chủ trì thiết kế sơ bộ).

Thời gian lập dự án nhóm B tối đa là 05 tháng, nhóm C tối đa là 03 tháng kể từ khi có Chủ đầu tư dự án.

 Đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhóm B, C, người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải bảo đảm cân đối vốn đầu tư để thực hiện dự án không quá 2 năm đối với dự án nhóm C, không quá 4 năm đối với dự án nhóm B... (Trung Kiên)

 

(Theo taichinhdientu.vn)

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
 
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.311.767
Truy câp hiện tại 47
Chung nhan Tin Nhiem Mang