Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Tiếp tục đẩy mạnh CPH, tái cơ cấu toàn diện các DNNN
Ngày cập nhật 08/04/2013

Trong năm 2013, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa (CPH) và tái cơ cấu các TĐ, TCT theo Đề án được duyệt. Trong đó, chú trọng thực hiện tái cơ cấu thực chất, toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư đến thị trường, sản phẩm; phân định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành và UBND cấp tỉnh, các Bộ tổng hợp, Hội đồng thành viên, HĐQT, Ban lãnh đạo DNNN...

 Ảnh minh hoạ: Nguồn Internet

Tính đến ngày 18-3-2013, các DN Trung ương có 52 tập đoàn (TĐ), Tổng công ty (TCT) nhà nước xây dựng Đề án tái cơ cấu trình Bộ chủ quản và Thủ tướng Chính phủ để xem xét phê duyệt. Trong đó, có 34 TĐ, TCT đã được phê duyệt Đề án tái cơ cấu. Các doanh nghiệp địa phương có 86 đơn vị đã xây dựng đề án trình cơ quan chủ quản, trong đó có 20 TCT, công ty được phê duyệt Đề án tái cơ cấu.

 

Trong năm 2012, Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và mô hình về thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu đối với DNNN, tách biệt chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; bảo đảm thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu đối với DNNN; tăng cường kỷ luật tài chính, thực thi luật pháp trong DNNN. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ngoài Nhà nước; tạo môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là về cơ hội và mức độ tiếp cận của các doanh nghiệp đối với các nguồn lực như: đất đai, vốn, tín dụng, nhân lực, cơ sở hạ tầng thông tin,…; xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp tạo sự phát triển hiệu quả, bền vững các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức kinh tế tập thể.

 

Trong năm, đã hoàn thiện trình Chính phủ các dự thảo Nghị định đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước; Nghị định về quy chế giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động DNNN; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về cổ phần hóa DNNN; Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của SCIC... Đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”  (Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày  17/7/2012).

 

Trong năm 2013, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh quá trình sắp xếp cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các TĐ, TCT nhà nước.

 

Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách cơ cấu và quản trị, nâng cao hiệu quả của các DNNN, nhất là các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước. Đẩy nhanh công tác cổ phần hoá doanh nghiệp và chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; tiếp tục thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá và không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các TĐ, TCT nhà nước…

 

Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh cổ phần hóa và tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước, DNNN theo Đề án được duyệt; trong đó chú trọng thực hiện tái cơ cấu toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư đến thị trường, sản phẩm; tổ chức lại một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cho phù hợp với thực trạng và yêu cầu, nhiệm vụ.

 

Thực hiện theo lộ trình việc thoái vốn nhà nước đã đầu tư vào ngành không phải ngành kinh doanh chính, thoái vốn nhà nước ở công ty cổ phần nhà nước không cần chi phối. Tái cơ cấu doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực, không phân biệt cấp, cơ quan quản lý. Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Đề án “Tái cơ cấu DNNN trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”.

 

Triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2071/TTg-ĐMDN ngày 17/12/2012 về thực hiện Kết luận hội nghị Trung ương 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ Tài chính sẽ sớm nghiên cứu mô hình tổ chức thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu; phương thức tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác cán bộ đối với DNNN. Tăng cường quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu, nhất là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật và nâng cao tính công khai, minh bạch và khả năng quản trị doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát tình trạng tài chính của các doanh nghiệp, bảo đảm kỷ luật tài chính, lành mạnh hóa hệ thống tài chính doanh nghiệp.

 

Ghi nhận từ phía các DN, việc thoái vốn thực hiện theo Đề án là hết sức khó khăn trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục nếu thực hiện nhất quán, đồng bộ các biện pháp đã đề ra trong Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ. Đó chính là những cơ hội giúp cho các DN nắm bắt để tái cơ cấu và phát triển bền vững.

 

Vấn đề này cũng không nằm ngoài dự đoán của các nhà quản lý. Theo Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) Phạm Quyết Tiến, thoái vốn là việc khó nhưng không phải vì khó mà không thực hiện hoặc kéo dài thời gian thực hiện. Các DN phải bắt tay vào gỡ dần. Các DN phải rà  soát, đưa ra được phương án và bản thân DN minh bạch được thì các cơ quan quản lý Nhà nước và Bộ Tài chính mới tham mưu trình Chính phủ đưa ra các giải pháp để xử lý.

 

H.L

 

Theo http://www.mof.gov.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
 
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.311.767
Truy câp hiện tại 91
Chung nhan Tin Nhiem Mang