Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Bộ Tài chính: Tiếp tục thực hiện chặt chẽ, hiệu quả các giải pháp về tài chính – NSNN
Ngày cập nhật 19/09/2013
Ảnh minh họa. Nguồn Interrnet

Thực hiện triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã triển khai một loạt các giải pháp điều hành về tài chính – NSNN chặt chẽ, hiệu quả trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2013, qua đó đã  đáp ứng các nhu cầu chi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, chi trả nợ, bảo đảm an sinh xã hội và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh. Công tác quản lý, điều hành giá cả cũng góp phần tích cực trong việc thực hiện kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường.

Tổng hợp việc triển khai các đề án xây dựng chính sách trong tháng 8/2013

- Trong tháng 8/2013, Bộ Tài chính đã hoàn thành trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 03 đề án.

- Tình hình thực hiện các đề án thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ và các công việc thường xuyên theo CTCT tháng 8/2013Bộ Tài chính đã ký ban hành 17 Thông tư, 285 Quyết định và 1.363 công văn gửi các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị, cá nhân.

Tình hình kinh tế vĩ mô và thực hiện dự toán ngân sách nhà nước tháng 8 năm 2013

2.1. Tình hình kinh tế vĩ mô

Theo đánh giá tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2013, kinh tế -xã hội trong 8 tháng đầu năm 2013 đã có những chuyển biến rõ rệt và đạt được nhiều kết quả tích cực, đúng hướng trong các ngành, lĩnh vực.

Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 8/2013 tăng 0,83% so với tháng 7/2013, thấp hơn so với mức tăng cùng kỳ hai năm trước (2010 tăng 5,08% và 2011 tăng 15,68%). Tính chung chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng đầu năm 2013 tăng 6,90% so với so với cùng kỳ năm 2012.

Xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao và ổn định, trong tháng 8/2013, trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 23,3 tỷ USD, tăng 2,1% so với tháng trước. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 11,5 tỷ USD, (giảm 0,9%) và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 11,8 tỷ USD  (tăng 5,2 %) so với tháng 7/2013. Như vậy, trong 8 tháng đầu năm 2013, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt gần 170,22 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ 2012 (trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 84,82 tỷ USD, tăng 14,7% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt gần 85,40 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ 2012).

Vốn FDI đăng ký và thực hiện trong những tháng gần đây tiếp tục duy trì tăng; Tính chung 8 tháng đầu năm vốn FDI thực hiện ước đạt 178,6 nghìn tỷ đồng, bằng 83,5% kế hoạch năm.

Giải ngân vốn ODA 8 tháng đầu năm ước đạt 3,13 tỷ USD, tăng 8,68% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong 8 tháng đầu năm ước tạo việc làm cho khoảng 1,13 triệu lao động, đạt 70,6% kế hoạch năm.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: lạm phát vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại trong những tháng cuối năm; lãi suất tuy giảm nhưng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp còn thấp; dư nợ tín dụng tăng chậm; tiến độ thu NSNN đạt thấp so với kế hoạch. Thị trường và sức mua có chuyển biến nhưng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn.

2.2. Tình hình thực hiện dự toán ngân sách tháng 8 và 8 tháng 2013

a) Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN:

Tổng thu cân đối NSNN tháng 8 ước đạt 50.100 tỷ đồng; Lũy kế đến hết tháng 8/2013, tổng thu NSNN ước đạt 484.820 tỷ đồng, bằng 59,4% dự toán [Không kể 9.311 tỷ đồng ghi thu - ghi chi đầu tư trở lại cho Tập đoàn Dầu khí từ khoản tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà phát sinh trong giai đoạn 2006-2011 theo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (trong đó: hạch toán thu nội địa 3.587 tỷ đồng; hạch toán thu dầu thô 5.454 tỷ đồng), thì thu NSNN 8 tháng đạt 58,3% dự toán, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2012], tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó:

- Thu nội địa: đạt 317.740 tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán[So với dự toán, cùng kỳ năm 2010 đạt 74,2%; năm 2011 đạt 74,4% dự toán; năm 2012 đạt 60,4% dự toán], tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2012.

Đến hết tháng 8/2013, ước tính có 23/63 địa phương thu đạt yêu cầu tiến độ dự toán, chủ yếu là các địa phương có số thu nhỏ, 40 địa phương còn lại chưa đạt tiến độ thu theo yêu cầu, trong đó có các trọng điểm thu như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng tàu, Bình Dương.

- Thu từ dầu thô: đạt 72.980 tỷ đồng, bằng 73,7% dự toán.   

- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: đạt 141.100 tỷ đồng, bằng 59,4% dự toán, sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ thu cân đối NNN đạt 90.100 tỷ đồng, bằng 54,1% dự toán.

b) Về chi NSNN:

Chi NSNN tháng 8 ước đạt 75.000 tỷ đồng; luỹ kế chi 8 tháng đầu năm ước 604.670 tỷ đồng, bằng 61,8% dự toán, tăng 5,2% só với cũng kỳ năm 2012. Trong đó Chi cho đầy tư phát triển ước đạt 60,6% dự toán; chi trả nợ, viện trợ đạt 65,7%. Nhìn chung, trong 8 tháng đầu năm, công tác tổ chức điều hành NSNN được triển khai tích cực, chủ động. Trong điều kiện thu NSNN khó khăn, song vẫn đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo quốc phòng, an ninh,…

c) Tình hình huy động vốn cho NSNN:

Trong tháng 8/2013 (từ 15/7 đến 15/8) đã tổ chức 4 phiên đấu thầu tín phiếu; 4 phiên đấu thầu trái phiếu, kết quả huy động đạt: 5.815tỷ đồng. Tổng số huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ 8 tháng đầu năm 2013 đạt gần 136.000 tỷ đồng.

Tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ

Về cơ bản, trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2013, các đơn vị đã triển khai theo tiến độ đối các nhiệm vụ do Bộ Tài chính chủ trì. Cụ thể như sau:

3.1. Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm:

a) Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1025/TTg – KTTH ngày 16/7/2013 và Thông báo số 247/TB-VPCP ngày 16/7/2013 của Văn phòng Chính phủ; Bộ Tài chính đã chỉ đạo ngành Thuế, ngành Hải quan và cơ quan tài chính địa phương tập trung rà soát kỹ từng khoản thu, nhiệm vụ chi, phấn đấu nỗ lực thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2013, cụ thể là:

- Ban hành Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 08/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách để đảm bảo thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2013; trong đó yêu cầu: (i) Cơ quan thuế các cấp phấn đấu thanh tra, kiểm tra đạt tối thiểu 15% số doanh nghiệp đang quản lý thuế; thu hồi kịp thời số tiền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra vào ngân sách, đạt tối thiểu 75-80% số thuế phát hiện tăng thêm. (ii) Cơ quan Hải quan kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận, trốn thuế, phấn đấu kết quả thu qua công tác kiểm tra sau thông quan năm 2013 tăng tối thiểu 30% so với năm 2012.

- Đã ban hành văn bản 11276/BTC – NSNN ngày 23/8/2013 hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số giải pháp điều hành nhiệm vụ tài chính – NSNN năm 2013, trong đó yêu cầu UBND các địa phương: (1) Tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương tạo mọi hoạt điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất – kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại. (2)Tăng cường quản lý chi NSNN, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả. Nghiêm túc thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên; (3) Chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính của địa phương (nguồn cải cách tiền lương còn dư; 50% dự phòng NSĐP, 30% quỹ dự trữ tài chính địa phương; tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên những tháng cuối năm...) để đảm bảo cân đối NSĐP khi nguồn thu địa phương hụt giảm so với dự toán. 

- Trong tháng 8/2013, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành kiện toàn hệ thống chính sách, cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế (Thông tư liên tịch số 113/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 15/8/2013), về việc làm và dạy nghề (Thông tư liên tịch số 102/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2013).

b) Với những giải pháp đã thực hiện trong tháng 8 nêu trên, đánh giá chung đến hết  tháng 8/2013 Bộ Tài chính đã bám sát mục tiêu và hoàn thành cơ bản các giải pháp điều hành chính sách tài khóa đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

3.2. Đối với việc tăng cường kiểm soát, điều hành giá cả:

Trong tháng 8/2013 mặc dù chỉ số giá tiêu dùng cả tăng 0,83% so với tháng 7/2013, nguyên nhân chủ yếu do giá dịch vụ y tế tăng theoThông tư liên bộ 04/TTLT/BYT-BTCNhằm chủ động bình ổn giá cả thị trường từ nay đến hết năm, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 10397/BTC-QLG ngày 08/8/2013 yêu cầu UBND các địa phương tăng cường chỉ đạo cơ quan chức năng và doanh nghiệp trên địa bàn triển khai các giải pháp quản lý, bình ổn thị trường giá cả, kiềm chế lạm phát những tháng cuối năm 2013.

Bên cạnh đó, theo lộ trình đã đề ra, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan khác thực hiện điều chỉnh một bước giá bán đối với các mặt hàng Nhà nước còn kiểm soát giá trực tiếp từ ngày 01/8/2013, như sau:

a) Đối với giá điện: Sau 7 tháng ổn định giá bán điện bình quân được điều chỉnh tăng 5% từ 1/8/2013 (từ 1.437 đ/kwh lên mức 1.508,85 đ/kwh) [Thông tư số 19/2013/TT-BCT ngày 31/7/2013 của Bộ Công thương]. Mức giá bán lẻ điện sinh hoạt cho 50kwh đầu tiên đối với hộ nghèo và thu nhập thấp không điều chỉnh tăng mà vẫn được duy trì ở mức 993đ/kwh. Đối với hộ gia đình bình thường sử dụng từ 0-100kwh mức tăng tối đa 6.800 đ/tháng; sử dụng từ 0-150kwh mức tăng tối đa 10.650 đ/tháng; sử dụng từ 0-200kwh mức tăng tối đa  15.500 đ/tháng.

b) Đối với giá than bán cho điện: Từ 1/8/2013, giá than bán cho điện được điều chỉnh tăng 74% tùy chủng loại, bằng với giá thành than toàn bộ năm 2013, mức tăng từ 124.583 đồng/tấn đến 217.646 đồng/tấn.

c) Đối với giá xăng dầu: Trong tháng 8/2013, căn cứ diễn biễn giá xăng dầu trong giời gian gần đây, đăng ký giá của các doanh nghiệp đầu mối chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thống nhất điều hành giá xăng dầu giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước được điều chỉnh phù hợp với diễn biến thị trường thế giới, cho phép tiếp tục sử dụng Quỹ bình ổn cụ thể:

- Đối với mặt hàng xăng: tiếp tục sử dụng Quỹ Bình ổn giá (300 đồng/lít); điều chỉnh giám giá bán tối thiểu 300 đồng/lít.

- Đối với mặt hàng Diezen: Cho phép doanh nghiệp tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá thêm 100 đồng/lít ( từ 300 đồng/lít lên 400 đồng/lít).

- Đối với mặt hàng dầu hỏa: Cho phép doanh nghiệp tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá thêm 500 đồng/lít (từ 300 đồng/lít lên 800 đồng/lít).

d) Đối với giá sữa: Theo dõi diễn biến thị trường, ngày 7/8/2013 Bộ Tài chính có công văn số 10323/BTC-QLG gửi Bộ Y tế về việc phân loại các sản phẩm sữa, danh sách các công ty sản xuất, kinh doanh sữa, danh mục các sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản phẩm là sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi phải thực hiện bình ổn giá theo quy định của Luật Giá và danh mục các thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Chính phủ.

Đồng thời, Cục Quản lý giá có công văn số 170/QLG-NLTS ngày 7/8/2013 đề nghị các doanh nghiệp sữa cung cấp danh mục sản phẩm sữa, các sản phẩm thức ăn công thức, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng... dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi mà hiện nay doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh, phân phối để đảm bảo cho công tác quản lý, bình ổn giá theo quy định của Luật Giá và các văn bản liên quan.

e) Đối với giá các mặt hàng khác: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, giá của một số mặt hàng quan trọng khác như: khí hóa lỏng; giá dịch vụ cảng biển; thép; xi măng; phân bón; giá đường và giá dịch vụ khám chữa bệnh cho người... Phối hợp chặt chẽ với Bộ ngành theo dõi thông tin thị trường, tình hình cung cầu các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng thuộc danh mục kê khai, đăng ký giá theo Luật giá...

3.3. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng:

-  Đối với việc tái cơ cấu đầu tư công: tính đến hết tháng 8/2013, theo nhiệm vụ được phân công, Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc rà soát, hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về phân cấp và quản lý đầu tư công; rà soát danh mục các dự án cơ sở hạ tầng quốc gia; thực hiện thẩm tra việc phân bổ, giao kế hoạch vốn năm 2013 của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.    

- Đối với việc tái cơ cấu thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm: trong 8 tháng qua Bộ Tài chính đã và đang nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán.Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán có vấn đề về an toàn tài chính, thanh khoản; vi phạm các quy định về giao dịch, bảo vệ tài sản của nhà đầu tư. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán theo mục tiêu đảm bảo sự ổn định của thị trường chứng khoán, không gây ra những xáo trộn lớn, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư....

- Đối với việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Bộ Tài chính đã tích cực phối hợp, đôn đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước khẩn trương xây dựng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt đề án tái cơ cấu của đơn vị.  Bộ Tài chính cũng đã có văn bản số 11073/BTC-TCDN ngày 20/8/2013 yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty tập trung giảm giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh và báo cáo kế hoạch tiết kiệm chi phí sản xuất - kinh doanh, tiết giảm chi phí quản lý theo hướng tối thiểu bằng hoặc cao hơn so với thực hiện năm 2012 chậm nhất vào ngày 15/9/2013. Trường hợp chậm trễ tổ chức triển khai thực hiện, không có báo cáo đầy đủ, kịp thời thì được xác định là không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế giám sát tài chính và công khai thông tin kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013.

3.4. Đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội: 

Trong 8 tháng qua, Bộ Tài chính đã thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời theo tiến độ các khoản kinh phí đã bố trí trong dự toán NSNN năm 2013 cho các đối tượng thụ hưởng chính sách... thực hiện hướng dẫn và đảm bảo nguồn để đảm bảo chi trả kịp thời thực hiện chính sách tăng lương cơ sở (từ 1.050.000 đồng/tháng lên 1.150.000 đồng/tháng) từ ngày 01/7/2013. Đồng thời,đã thực hiện xuất cấp trên 47 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ cho nhân dân ở những vùng bị thiên tai, thiếu đói, giáp hạt; góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

Ngoài ra, trong tháng 8/2013, Tổng cục dự trữ và Vụ HCSN đã tích cực triển khai Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ gạo cho học sinh tại các vùng có điều kiện KT-XH đặt biệt khó khăn.

Theo http://www.mof.gov.vn/

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
 
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.311.767
Truy câp hiện tại 298
Chung nhan Tin Nhiem Mang